Thà im lặng còn hơn nói ra 16 lời tưởng là động viên nhưng chỉ gây hiệu quả ngược này

Thà im lặng còn hơn nói ra 16 lời tưởng là động viên nhưng chỉ gây hiệu quả ngược này



Ai cũng có những khoảng thời gian cần sự động viên, hỗ trợ tinh thần từ người thân, bạn bè để vực dậy cảm xúc. Tuy nhiên, đôi khi những lời động viên đó lại chỉ làm trầm trọng thêm cảm giác tiêu cực. 



“Bạn gặp rắc rối rồi!”




Thà im lặng còn hơn nói ra 16 lời tưởng là động viên nhưng chỉ gây hiệu quả ngược này







Sự thật là cách nói này chỉ khiến mức độ khó khăn của tình huống được nhấn mạnh thêm mà không hề giúp người nghe có thêm bất kỳ hy vọng nào. Có lẽ, lần tới người ấy sẽ phải suy nghĩ kỹ về việc có nên tìm đến bạn và chia sẻ không.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi biết bạn đang không ổn. Hãy gọi cho tôi bất cứ lúc nào, tôi luôn sẵn lòng lắng nghe bạn ”.


“Bạn mạnh mẽ và sẽ giải quyết được thôi”


Đây là câu nói khá phổ biến mà nhiều người vẫn dùng để động viên người khác. Tuy nhiên sự thật là người nghe sẽ không thấy được động viên chút nào mà chỉ như một lần nhắc nhở thêm rằng, họ đang bất lực.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi không tưởng tượng nổi điều đó đối với bạn khó khăn như thế nào. Làm thế nào để tôi có thể giúp bạn?”


“Tôi cũng từng như thế rồi”


Mỗi người đều có câu chuyện và hoàn cảnh riêng của họ. Khi nói câu này, nhiều người nghĩ rằng đối phương sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi tìm được người cũng từng đồng cảnh ngộ. Tuy nhiên kinh nghiệm của người khác không giúp bạn vượt qua thời kỳ khó khăn.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi từng ở hoàn cảnh tương tự cách đây không lâu và tôi đã cố gắng để trở lại cuộc sống bình thường. Tôi biết hoàn cảnh của bạn không hẳn như vậy nhưng tôi sẽ rất vui khi được chia sẻ kinh nghiệm với bạn nếu bạn nghĩ rằng nó có thể giúp ích”.



“Thời gian sẽ chữa lành tất cả”


Đây là câu nói gây khó chịu cho những người đã trải qua nỗi đau buồn lớn. Sự thật là thời gian sẽ không giúp ích bạn nhiều trong chuyện giải quyết vấn đề. Mỗi hoàn cảnh là duy nhất và không ai có thể nói chắc cảm giác đau buồn của bạn sẽ kéo dài bao lâu.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Giá như chuyện này này sẽ xảy ra theo chiều hướng khác.”


“Chưa phải là điều tồi tệ nhất đâu!”


Thà im lặng còn hơn nói ra 16 lời tưởng là động viên nhưng chỉ gây hiệu quả ngược này


Khi biết được thực tế những gì bạn đang có vẫn tốt hơn những đứa trẻ nghèo đói ở Châu Phi, bạn cũng sẽ không hạnh phúc hơn. Một số người có xu hướng muốn đơn giản hóa vấn đề của người khác và động viên bằng cách nói này. Tuy nhiên họ không biết rằng người nghe chỉ cảm thấy tệ hơn, thấy tội lỗi về những cảm xúc tiêu cực mình đang có.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi có thể làm gì đó giúp bạn thấy ổn hơn không?”. Hãy đưa ra vài lời đề nghị cụ thể như mời họ ăn, cùng họ đi dạo…


“Nó có thể còn tệ hơn nữa”


Có thể, câu nói này phản ánh sự thật rằng sự việc có thể sẽ diến biễn theo chiều hướng xấu hơn. Tuy nhiên việc cung cấp cho họ thực tế không giúp ích gì cho họ cả, thậm chí còn khiến cảm xúc thêm tệ.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi sẽ ở bên bạn nếu bạn cần tôi.”


“Tôi chưa bao giờ thực sự thích anh/cô ấy”


Thà im lặng còn hơn nói ra 16 lời tưởng là động viên nhưng chỉ gây hiệu quả ngược này


Khi người đối diện kể về những bức xúc gặp phải với người yêu/bạn đời, bạn có thể sẽ nói rằng bản thân cũng không thích người đó nhằm tìm kiếm sự đồng cảm. Tuy nhiên câu nói này không giúp giải quyết tình huống mà còn khiến người nghe thắc mắc rằng vì sao bạn không nói với họ sớm hơn. Đánh giá người mà họ yêu thương còn khiến họ tổn thương nhiều hơn.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Bạn xứng đáng với một người trân trọng bạn hơn và bạn sẽ tìm thấy người đó sớm thôi”.


“Tôi chỉ muốn những gì tốt nhất cho bạn”


Thường thì câu nói này sẽ được nói ra sau khi bạn đã xâm nhập vào không gian cá nhân của ai đó và đưa ra lời khuyên mà bản thân họ không yêu cầu.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi không biết cảm giác của bạn lúc này. Tôi chưa từng trải qua chuyện đó nên khó có thể hiểu những gì bạn đang trải qua nhưng tôi muốn hiểu bạn hơn. Chúng ta hãy gặp nhau và nói chuyện nhé!”


“Tôi đã nói rồi mà”


Thà im lặng còn hơn nói ra 16 lời tưởng là động viên nhưng chỉ gây hiệu quả ngược này


Dù là ai khi gặp rắc rối cũng khó tránh khỏi cảm giác tệ. Câu nói này chỉ khiến họ cảm thấy tệ hơn mà thôi.


Những người nghĩ rằng mình luôn đúng sẽ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để nhấn mạnh những sai lầm của người khác. Câu nói này có thể được hiểu là: “Tôi không muốn biết cụ thể, tất cả là lỗi của bạn”.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi thấy lo cho bạn”.


“Phải mạnh mẽ lên!”


Câu nói này tiết lộ người nói là người ích kỷ. Các nhà tâm lý học cho rằng câu nói này ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người nghe và có thể phá hỏng mối quan hệ của hai người. Bạn không cần phải tìm cách để che giấu sự bất an và sợ hãi của mình.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi rất tiếc vì bạn đã gặp phải sự cố này.”


“Tôi rất muốn giúp nhưng …”


Người nói câu này chỉ là đang tìm cái cớ để không giúp đỡ người gặp khó khăn mà thôi. Đừng hứa hẹn khi bản thân không thể thực hiện và đừng đưa ra những cái cớ khi bản thân thực sự không muốn giúp.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi xin lỗi, tôi không thể giúp bạn ngay lúc này.”


“Tôi mà là bạn…”


Người khác không ở trong chính hoàn cảnh của bạn thì sao có thể biết được hết mọi chuyện. Không ai có thể sống thay cuộc đời của người khác và câu nói này không giúp người nghe thấy dễ chịu hơn mà còn khiến sự việc thêm tệ.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Đó không phải là lỗi của bạn, nó có thể xảy ra với bất kỳ ai.”


“Mọi thứ đều có lý do của nó”


Sau câu nói này sẽ là nỗ lực tìm kiếm ai đó để đổ lỗi hoặc những câu chuyện về nhân quả. Người nói câu này thường tin rằng luôn có lý do cho mọi việc, ngay cả với những tình huống phát sinh, tình cờ.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Giá như tôi có thể nói điều gì đó để xoa dịu nỗi đau của bạn, nhưng tôi không nghĩ là mình có thể làm được. Song hãy nhớ rằng, tôi luôn ở đây để lắng nghe bạn”.


“Dù bạn không muốn nghe nhưng tôi cũng phải nói”


Khi nói ra câu này, bạn đang không cho người nghe bất kỳ sự lựa chọn nào, vi phạm ranh giới của họ cũng như đổ lỗi cho phản ứng tiêu cực của họ. Bạn muốn chứng tỏ rằng mình đúng và đối phương phải lắng nghe bạn dù điều đó khiến họ thấy tệ hơn.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Tôi luôn ở bên bạn.”


“Có gì đâu! Đừng lo lắng!”


Thà im lặng còn hơn nói ra 16 lời tưởng là động viên nhưng chỉ gây hiệu quả ngược này


Lời động viên này thực sự là vô ích. Người nghe cảm thấy như mọi trải nghiệm cũng như cảm xúc của mình đều là vô nghĩa, không cần thiết.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Khi tôi không ổn, bạn là người đã ở bên và giúp đỡ tôi. Lần này, hãy để tôi được giúp bạn.”


“Những điều không hại được bạn sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn”


Khi một người đang cảm thấy bất lực, lời nói này không giúp nâng cao tinh thần của họ. Họ có thể cảm thấy lo lắng và nghi ngờ hơn nữa về chính khả năng của mình.


Các nhà tâm lý học cho biết, có khoảng 70% người gặp phải chấn thương tâm lý nặng nề trong cuộc đời. Nếu những điều tiêu cực thực sự có thể khiến chúng ta mạnh mẽ hơn, thì có lẽ tất cả chúng ta đã trở thành siêu nhân.


Cách tốt hơn để nói trong trường hợp này là: “Những điều xảy đến với bạn thật tệ.”






Theo Bảo Anh. (Theo Brightside) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét