Thay vì chỉ chăm chăm nhìn vào con số trong sổ tiết kiệm, dưới đây là những mục tiêu thực tế hơn mà bạn nên hướng tới.
Bạn có thể đã đọc được, nghe được nhiều lời khuyên rằng ở tuổi 35, bạn nên có số tiền tiết kiệm tương đương với 2 năm thu nhập để nghỉ hưu vào năm 67 không phải lo nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn 35 tuổi và chỉ có tiền tiết kiệm bằng 1 năm thu nhập, bạn đã hơn rất nhiều người.
Những người 35 tuổi ngày nay đã lớn lên trong bối cảnh bong bóng nhà đất và chịu những ảnh hưởng kinh tế do dịch bệnh gây ra, điều mà những lừa tuổi khác có thể không trải qua khi ở cùng độ tuổi. Theo Alison Norris, giám đốc chiến lược kiêm giám đốc tài chính tại SoFi, dưới đây là những mục tiêu thực tế hơn mà bạn nên hướng tới trên đường đạt tới mục tiêu.
1. Có giá trị ròng ngày càng tăng
Nếu ai đó chỉ nhìn vào con số trong sổ tiết kiệm để đánh giá về tình hình của người đó, Norris lại không cho rằng đó là điều hay. Lời khuyên được đưa ra là bạn nên so sánh giá trị thực thu được với những gì mình đã bỏ ra thay vì so sánh thu nhập với khoản tiết kiệm của bạn.
Nếu không làm như vậy, bạn có thể đang đưa ra những nhận xét thiếu khách quan về những người đã làm việc chăm chỉ hơn, nhiều giờ hơn để có mức thu nhập tốt hơn. Điều bạn cần biết là giá trị ròng của bản thân đang tăng lên mỗi năm, thể hiện qua giá trị bạn thu về cho mỗi giờ lao động. Nếu giá trị ròng của bạn đang ngày càng tăng, xin chúc mừng vì đó là một tín hiệu tốt.
2. Được trả những gì xứng đáng
Các nhà tuyển dụng luôn hỏi về lịch sử tiền lương của họ và đó có thể là lý do khiến bạn liên tục bị trả lương thấp. Khi bạn bắt đầu với một mức lương thấp, bạn sẽ khó bắt kịp giá trị thị trường của mình theo cấp số nhân.
Ví dụ với một phụ nữ 35 tuổi sẽ làm việc thêm 30 năm nữa và có mức lương tăng 5%/năm, việc tăng lương 5.000 USD hôm nay sẽ giúp cô ấy kiếm thêm được khoảng 330.000 USD so với trường hợp cô ấy không yêu cầu mức tăng lương đó. Nếu cô ấy đợi 10 năm mới đưa ra mức yêu cầu tăng 5.000 USD, cô ấy sẽ mất khoảng 200.000 USD thu nhập suốt đời. Đó là một số tiền không hề nhỏ, có thể giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề.
Không ai sinh ra đã biết cách thương lượng. Càng luyện tập nhiều và nghiên cứu về những điều nên làm, giá trị của bản thân, việc đàm phán sẽ càng dễ dàng hơn và bạn càng có cơ hội được nhận với những gì xứng đáng.
Nhiều người ái ngại khi nói đến hai chữ thương lượng song đó thực sự là một kỹ năng cần thiết. Hãy tiếp cận với cấp trên của bạn nhiều tháng trước khi đưa ra quyết định và thể hiện năng lực vượt trội của bản thân, chứng minh rằng mình xứng đáng.
3. Có thể sống trong 3 đến 6 tháng không có thu nhập
Ở những năm tuổi 30, điều bạn hướng đến là không còn căng thẳng bởi các hóa đơn hàng tháng. Ở tuổi 35, bạn cần đạt được mục tiêu có quỹ dự phòng khẩn cấp trị giá từ 3 đến 6 tháng tùy theo những điều kiện khác nhau.
Norris nói: “Tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu nguồn thu nhập mà bạn nên có 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt trong quỹ dự phòng. Nếu gia đình bạn chỉ trông cậy vào bạn, có một nguồn thu nhập duy nhất, sẽ tốt hơn khi bạn có một quỹ dự phòng trị giá khoảng 6 tháng thu nhập. Nếu gia đình bạn có nhiều nguồn thu, bạn có nhiều công việc đem lại thu nhập, 3 tháng có thể là những gì bạn cần cho quỹ này”.
4. Dành ít nhất 20% thu nhập cho các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Cuộc sống của bạn không nên chỉ xoay quanh việc trả nợ, làm việc để trả nợ, dành dụm và chờ đợi đến những năm xế chiều. Bất kể số tiền tiết kiệm bạn có là bao nhiêu, hãy luôn cố gắng đăt ra một phần là mục tiêu ngắn hạn để biến cuộc sống của mình trở nên thật ý nghĩa.
“Nhìn chung, bạn nên cố gắng tiết kiệm khoảng 15% cho việc nghỉ hưu và 5% tiếp theo cho các mục tiêu ngắn hạn như trả nợ, kế hoạch mua nhà hay bất cứ điều gì thực sự khiến bạn có động lực”, Norris nói.
Nhiều người có thói quen chi trả cho những khoản như tiền thuê nhà, hóa đơn, tiền ăn… và dành những đồng cuối cùng còn sót lại cho việc tiết kiệm. Tuy nhiên theo nữ chuyên gia này, bạn nên làm ngược lại, “trả tiền trước cho chính mình” và tiêu những gì còn lại.
Nếu cảm thấy con số 20% tiết kiệm là quá sức, hãy bắt đầu với một con số nhỏ hơn mà bạn cảm thấy khả thi và dần nâng tỷ lệ tiết kiệm lên khi bạn đã quen với chúng.
“Điều tệ nhất mà bạn có thể làm là nghĩ rằng bởi mình sẽ không thể có được nhiều như những gì mình muốn nên bạn sẽ buông xuôi và không làm gì cả. Một người ở tuổi 35 cần có thói quen tích cực là tiết kiệm bất cứ khi nào họ được trả lương”, Norris chia sẻ.
5. Suy nghĩ về bảo hiểm một cách nghiêm túc hơn
Với không ít người, các chính sách bảo hiểm nghe có vẻ lừa đảo. Tuy nhiên, đã đến lúc bạn cần suy nghĩ một cách nghiêm túc về các loại bảo hiểm bởi chúng thực sự có thể bảo vệ bạn trước những bất trắc trong cuộc đời.
“Khi mọi người nghĩ đến bảo hiểm, họ thường nhìn đến bảo hiểm nhân thọ đầu tiên và tất nhiên điều này rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn có con nhỏ. Song bạn cũng nên bắt đầu xem xét đến các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm khuyết tật để bảo vệ bản thân và khả năng kiếm tiền của mình”, Norris nói .
Khi bắt đầu có tuổi hơn, sức khỏe không còn được như trước, bạn cần cân nhắc đến phần này trước khi đưa ra mọi quyết định. Ở tuổi 35, bạn cần có đủ thu nhập để mua cho mình các gói bảo hiểm cần thiết.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét