Con 2 tuổi chưa biết nói, mẹ tưởng chậm bình thường, bác sĩ bảo cần điều trị gấp

Con 2 tuổi chưa biết nói, mẹ tưởng chậm bình thường, bác sĩ bảo cần điều trị gấp



Cha mẹ em vừa khóc vì vừa thương con vừa trách bản thân đã quá chủ quan không mang con đi khám sớm hơn.



Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng ngôn ngữ khác nhau, có trẻ mới 9-10 tháng đã bập bẹ cả câu, nhưng cũng có nhiều trẻ mãi đến hơn 1 tuổi mới chỉ bi bô vài tiếng đơn giản. Điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi trẻ lên 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói, điều này quả thật có phần đáng lo. Khi gặp trường hợp này cha mẹ nên sớm giải quyết, tránh lơ là như người mẹ trẻ dưới đây.


Cụ thể, cậu bé Tiểu Vũ năm nay đã được 2,5 tuổi, em phát triển rất bình thường, mọi chỉ số về chiều cao cân nặng đều bình thường. Tuy nhiên, điều khác lạ là dù đã hơn 2 tuổi như cậu bé vẫn chưa biết nói.




Con 2 tuổi chưa biết nói, mẹ tưởng chậm bình thường, bác sĩ bảo cần điều trị gấp







(Ảnh minh họa)


Lúc đầu, cha mẹ của Tiểu Vũ rất lo lắng về tình trạng của em nhưng sau khi nghe được những lời động viên của người lớn trong gia đình, 2 vợ chồng có chút nhẹ nhõm. Người nhà cho rằng có thể chỉ là do cậu bé bị chậm nói thôi. Cố gắng rèn luyện cho bé nói mỗi ngày cậu bé sẽ sớm biết nói.


Tuy nhiên, tình hình có vẻ càng ngày càng tệ, bé Tiểu Vũ vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu gì là cải thiện khả năng ngôn ngữ. Cuối cùng, cha mẹ em phải đưa em đến bệnh viện để kiểm tra.


Bác sĩ chẩn đoán Tiểu Vũ đã mắc chứng tự kỷ từ nhỏ và đang ở giai đoạn 2. Trẻ ở giai đoạn này không thể hiểu các cử chỉ và hướng dẫn đơn giản, và gặp khó khăn trong giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, cậu bé phải tiếp nhận điều trị gấp trong một thời gian dài để cải thiện tình trạng hiện tại. Cha mẹ em vừa khóc vì vừa thương con vừa trách bản thân đã quá chủ quan không mang con đi khám sớm hơn.



Theo dõi mốc chậm nói để can thiệp sớm cho trẻ


Con 2 tuổi chưa biết nói, mẹ tưởng chậm bình thường, bác sĩ bảo cần điều trị gấp


(Ảnh minh họa)


Để tránh những trường hợp đáng tiếc như cậu bé Tiểu Vũ, các ông bố bà mẹ nên thường xuyên theo dõi tình hình phát triển ngôn ngữ của con để kịp thời chữa trị và khắc phục khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào


Trẻ chậm nói ở giai đoạn 12- 15 tháng tuổi


Trẻ không biết nói một từ nào, chẳng hạn “ba”, “mẹ” hay “bà”.


Trẻ chậm nói không bi bô, phát ra các phụ âm .


Trẻ không biết làm các động tác như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu để nói không, hoặc chỉ tay vào các đồ vật mà mình muốn.


Trẻ không phản ứng khi được gọi tên, không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.


Trẻ không hiểu và phản ứng với các từ như “không”, “dậy nào”.


Trẻ không quan tâm tới thế giới xung quanh.


Trẻ chậm nói ở giai đoạn 16 – 24 tháng tuổi


Trẻ không thể chỉ vào các bộ phận trên cơ thể khi được yêu cầu như: mắt, mũi, miệng,…


Chưa nói được hoặc nói rõ được các từ như “mẹ”, “bế”…


Trẻ không thể giao tiếp bằng bất cứ cách nào, kể cả khi cần giúp đỡ, không biết chỉ vào thứ mình muốn, không biết chức năng của một vài đồ vật quen thuộc trong nhà.


Trẻ không đáp lại bằng lời nói cũng như cử chỉ khi được hỏi.


Không thể ghép được 2 từ để nói.


Không thể bắt chước hành động của một người nào đó.


Con 2 tuổi chưa biết nói, mẹ tưởng chậm bình thường, bác sĩ bảo cần điều trị gấp


(Ảnh minh họa)


Trẻ chậm nói ở giai đoạn từ 2 – 3 tuổi


Không nói được câu đơn giản có 2- 4 từ.


Trẻ không thể gọi tên các bộ phận trên cơ thể.


Trẻ không thể nhớ những thứ được lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn một bài thơ ngắn.


Trẻ không biết đặt các câu hỏi đơn giản.


Trẻ chậm nói trên 3 tuổi


Lời nói của trẻ không rõ ràng, khiến người trong gia đình và người ngoài đều không hiểu.


Trẻ hay nói lắp bắp, khi nói vẻ mặt của bé hay nhăn nhó.


Trẻ khó ghép từ thành câu ngắn.


Trẻ không hiểu câu hỏi hoặc chỉ dẫn của người khác.


Trẻ không hiểu khái niệm “giống nhau” và “khác nhau” .






Theo Hạ Mây (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét