Sức đề kháng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng.
Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với con trẻ
Sức đề kháng của trẻ là khả năng chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh cho bé như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… vào cơ thể.
Cơ thể trẻ nhỏ đang lớn lên từng ngày là lúc hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém cộng với rất nhiều sự thay đổi từ môi trường dẫn đến việc trẻ dễ bị ốm vặt, biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu cơ thể trẻ có đề kháng khỏe mạnh, cơ thể sẽ phát triển tốt.
Sức đề kháng yếu dễ khiến con bị ốm vặt. (Ảnh minh họa)
Sức đề kháng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con
Trẻ nhỏ, đặc biệt các bé trong dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật kém hơn người lớn. Sức đề kháng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé, vì vậy, khi cơ thể trẻ có một hệ miễn dịch yếu kém, sức đề kháng với bệnh tật không khỏe, bé dễ bị ốm vặt. Một số căn bệnh mà trẻ dễ mắc phải nhất chính là viêm đường hô hấp và cúm.
Mỗi khi thời tiết thay đổi hay cơ thể mệt mỏi, virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập khiến bé dễ ốm hơn những bé có sức đề kháng tốt. Nếu cơ thể con không được tăng đề kháng kịp thời thì tình trạng ốm vặt diễn ra thường xuyên hơn.
Và điều các mẹ đã quá hiểu rằng một khi con ốm thì chuyện biếng ăn, ăn uống kém lại diễn ra. Biết bao bà mẹ đã từng vật lộn với việc bổ sung dinh dưỡng cho con khi bé ốm nhưng đều bất thành bởi chính cơ thể mệt mỏi của trẻ đã không còn đủ sức để mong muốn nạp thêm năng lượng vào cơ thể. Trẻ biếng ăn, còi xương suy dinh dưỡng là điều tất yếu xảy ra.
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em sẽ gây nên các vấn đề chậm tăng trưởng và hạn chế khả năng hoạt động thể lực. Ở mức độ suy dinh dưỡng nặng còn ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, trí thông minh, khả năng giao tiếp nhận thức, tăng khả năng mắc nhiều bệnh tật ở trẻ.
Để đánh giá một trẻ suy dinh dưỡng hay không, cha mẹ cần dựa vào các chỉ số cân nặng chuẩn, chiều cao, cân nặng theo chiều cao. Một khi thấy con có những dấu hiệu của suy dinh dưỡng mẹ cần phải kiểm tra ngay hệ miễn dịch, sức đề kháng cơ thể con. Rất có khả năng các chức này đang bị suy giảm.
Suy dinh dưỡng là hậu quả của cơ thể bé khi sức đề kháng kém và ngược lại, sức đề kháng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Một báo cáo đăng trên trang Clinical Microbiology Reviews cho thấy có sự liên quan mật thiết giữa suy dinh dưỡng và mức độ nghiêm trọng của các bệnh nhiễm trùng ở trẻ do nhiều mầm bệnh gây ra, bao gồm vi rút, vi khuẩn…
Suy dinh dưỡng ở trẻ lúc nhỏ thường liên quan đến việc hấp thụ không đủ protein và calo, với sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng chồng chất dẫn đến khả năng đề kháng cũng bị suy giảm, khả năng phòng vệ của cơ thể bị nguy hiểm và nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ suy dinh dưỡng ngày càng tăng cao.
Tăng cường đề kháng cho con từ những sản phẩm dinh dưỡng chứa lợi khuẩn
Như đã nói ở trên, sức đề kháng vô cùng quan trọng giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh, chống lại được những tác nhân gây bệnh và hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở con nhỏ.
Chính vì vậy, ngay từ những năm tháng đầu đời, cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề tăng sức đề kháng cho con. Ngoài chế độ chăm sóc như bé ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao, môi trường sống trong lành và dinh dưỡng đúng cách thì cách nhanh nhất và hiệu quả hơn cả là mẹ hãy bổ sung các hoạt chất từ tự nhiên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch như probiotics.
Trẻ suy dinh dưỡng nên sử dụng các loại sữa mát giúp bé tăng cân có chứa lợi khuẩn probiotics tăng đề kháng. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, với các bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thì bổ sung các loại sữa giúp tăng cân, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng có chứa lợi khuẩn probiotics là điều cực kì cần thiết.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Julia Zumpano từ Bệnh viện lâm sàng Cleveland, điều quan trọng nhất khi bổ sung thực phẩm tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng cho trẻ chính là cung cấp cho bé một nguồn lợi khuẩn tốt. “Đường ruột của chúng ta chứa một lượng lớn vi khuẩn. Một số tốt cho sức khỏe và một số thì không và probiotics giúp tạo ra sự cân bằng tốt hơn giữa vi khuẩn lành mạnh và vi khuẩn không lành mạnh” – bà nói.
Julia Zumpano còn chỉ ra rằng nhiều loại sữa, sữa chua lên men không chỉ chứa probiotics mà còn là thực phẩm dinh dưỡng phổ biến nên dùng cho trẻ em.
Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ prebiotics – chất xơ thực vật kích thích sự phát triển của vi khuẩn tốt, giúp trẻ tiêu hóa kém, hay táo bón hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Các nguồn tuyệt vời của prebiotics là chuối xanh, khoai mỡ, măng tây…
Bên cạnh đó, các loại hạt, hoa quả và rau củ như rau bina, cải xoăn, cải thìa và cải xanh cũng được chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng để tăng đề kháng cho bé.
Với các sản phẩm sữa có chứa thành phần đạm Whey cũng là điều cần phải được ưu tiên hàng đầu. Giống như tất cả các protein khác, đạm Whey cung cấp một lượng axit amin thiết yếu phục vụ cho quá trình phát triển ở trẻ. Bên cạnh đó, nó còn hoạt động như một protein chất lượng cao giải quyết tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở những trẻ suy dinh dưỡng, giúp trẻ dễ dàng đạt cân nặng chuẩn, bắt kịp đà tăng trưởng.
Đặc biệt, với những trẻ biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng, tiêu hóa kém, trẻ cần lựa chọn loại đạm dễ tiêu hóa và hấp thụ như đạm Whey để phù hợp với thể trạng cơ thể.
Ngoài ra, vốn dĩ trẻ sơ sinh được khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Lượng đạm Whey có trong sữa mẹ là khoảng 90% (khoảng thời gian đầu sau sinh – sữa non) và giảm dần còn 60% (sữa trưởng thành), chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa yếu kém này. Vì vậy, đối với những trẻ trên 1 tuổi, khi cha mẹ lựa chọn sản phẩm sữa bổ sung cũng nên lựa chọn các loại sữa có thành phần đạm Whey nhiều tương đương với sữa mẹ để hệ tiêu hóa của trẻ tiếp tục được bảo vệ.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét