Chưa vơi nỗi đau mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ khóc ngất nhìn em bé mới đẻ

Chưa vơi nỗi đau mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ khóc ngất nhìn em bé mới đẻ



Bà mẹ này đã một lần mất con vì sinh non, đến khi mang bầu lần 2 thì tiếp tục gặp tình huống tương tự.



Trẻ được gọi là sinh non nếu chào đợi khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ. So với trẻ đủ tháng, trẻ sinh non có nguy cơ mắc nhiều bệnh như khuyết tật phát triển, bại não, khiếm thị và khiếm thính cao hơn. Trẻ sinh non càng ít tuần tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Chính vì vậy khi mang thai, chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn được sinh con “đủ ngày đủ tháng”. 


Vậy nhưng bà mẹ đáng thương Tiffany Bushell (32 tuổi, sống tại Herford, Anh) lại 2 lần phải trải qua cảnh con chào đời thiếu tháng cực kỳ nghiêm trọng. Lần mang bầu đầu tiên cách đây 2 năm, Tiffany sinh con ở tuần 24 và em bé đã không qua khỏi. 




Chưa vơi nỗi đau mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ khóc ngất nhìn em bé mới đẻ







Cô bé Millie chào đời ở tuần 23 với cân nặng 600g.


Hai năm sau, Tiffany tiếp tục mang thai thai và hạ sinh bé Millie vào ngày 26/4. Đáng lẽ ra đây phải là tin vui nhưng sau khi sinh, nghe bác sĩ thông báo về tình trạng của con, Tiffany chỉ biết òa khóc nức nở. 


Giống chị gái của mình, bé Millie cũng bị sinh non, thậm chí còn mới hơn 23 tuần tuổi. Khi chào đời, bé chỉ nặng vỏn vẹn 0,6kg và có một lỗ thủng lớn trong tim. Sau khi bị ngừng thở lúc 2 ngày tuổi, cô bé phải đeo máy thở suốt 5 tuần liền. Không những thế, bé Millie phải chống chọi với 7 bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng huyết.


Chưa vơi nỗi đau mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ khóc ngất nhìn em bé mới đẻ


Bé bị khiếm khuyết tim và mắc nhiều bệnh nhiễm trùng.



Mọi chuyện càng thêm đau đớn vì do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sau sinh, vợ chồng Tiffany phải hạn chế gặp con. Tiffany bị giới hạn thăm con gái trong 2 giờ/ngày và chỉ có thể ôm con khi đeo găng tay còn chồng cô thì chỉ có 10 phút/ngày để ngắm con gái. 


Tình trạng nguy hiểm của bé Millie khiến vợ chồng Tiffany rất đau lòng và lo lắng sẽ lại mất đi một đứa con nữa. Thế nhưng cô bé Millie đã kiên cường vượt qua các bệnh nhiễm trùng và dần hồi phục sau ca phẫu thuật vá lỗ thủng trong tim. Sau 4 tháng, các bác sĩ đã cho em xuất viện – đây là niềm hạnh phúc lớn lao mà Tiffany và chồng không ngờ tới.


Chưa vơi nỗi đau mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ khóc ngất nhìn em bé mới đẻ


Cô bé sống sót thần kỳ sau 4 tháng điều trị tại bệnh viện.


Chưa vơi nỗi đau mất con đầu lòng, 2 năm sau mẹ khóc ngất nhìn em bé mới đẻ


Vợ chồng Tiffany hạnh phúc đón con gái về nhà.


“Millie là một phép màu. Thật nhẹ nhõm khi biết con vẫn ở đây bên chúng tôi và điều đó giúp vợ chồng tôi biết rằng Millie đã phải trải qua một chặng đường dài với bao khó khăn. Thực sự chúng tôi mong chờ giây phút này từ rất lâu rồi”, bà mẹ 32 tuổi xúc động chia sẻ. 






Rủi ro khi trẻ sinh non


Trẻ sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định bởi vì các bé được sinh ra quá sớm có thể không được phát triển đầy đủ. Em bé sinh sớm thường phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bại não, thường kéo dài suốt đời. Các vấn đề khác, chẳng hạn như khiếm khuyết về nhận thức, có thể xuất hiện muộn hơn khi bé bắt đầu vào mầm non hoặc thậm chí trễ hơn khi đến tuổi trưởng thành.


Nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe là cao nhất đối với em bé sinh ra trước tuần thai thứ 34. Tuy nhiên, các bé sinh ra trong khoảng 34 đến 37 tuần mang thai cũng có nguy cơ nhất định.


Cơ hội sống sót của trẻ sinh non:


– Dưới 22 tuần gần như không có cơ hội sống sót.


– 22 tuần là khoảng 10%.


– 24 tuần là khoảng 60%.


– 27 tuần là khoảng 89%.


– 31 tuần là khoảng 95%.


– 34 tuần tương đương với trẻ sinh đủ tháng.








Xem thêm chủ đề Sinh non


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Vô sinh nam




  • Chăm sóc sau sinh




  • Dấu hiệu sắp sinh




Theo Ngọc Linh (Dịch từ Mirror) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét