Trong những loại thực phẩm này có chứa thành phần dễ gây dị ứng với hệ tiêu hóa non yếu ở trẻ dưới 1 tuổi.
Vừa qua, trường hợp cháu bé 7 tháng tuổi ở Nam Thông, Giang Tô (Trung Quốc) nhập viện do dị ứng trứng gà khiến nhiều bậc phụ huynh giật mình. Theo chia sẻ từ phía gia đình, biết trứng gà rất bổ nên mẹ bé đã luộc trứng gà và xúc lòng đỏ cho con ăn. Tuy nhiên khi vừa ăn được vài miếng thì khoảng 5 phút sau, toàn thân bé đỏ bừng, môi tím tái. Gia đình lập tức đưa con vào viện.
Kết quả chẩn đoán của bác sĩ là bé bị phản ứng đường hô hấp do dị ứng nặng với trứng gà. Rất may nhà bé gần bệnh viện và được xử lý kịp thời nên tình trạng không quá nghiêm trọng.
Bác sĩ cũng thông tin thêm, trứng gà là loại thực phẩm rất bồi bổ không chỉ với người lớn mà cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên đường tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển ổn định, với bất kì loại thực phẩm nào, không riêng chỉ trứng gà đều cần phải cẩn trọng. Trước khi giới thiệu món mới với bé cần cho bé ăn thử một chút trước rồi chờ xem có phản ứng gì không. Sau đó mới tiếp tục cho ăn.
Dưới đây là 10 loại thực phẩm cha mẹ không nên xem nhẹ khi cho bé dưới 1 tuổi sử dụng:
1. Lòng trắng trứng
Đạm trứng là một loại đạm rất nhạy với trẻ nhỏ. Dạ dày bé chưa đủ khỏe để tiêu hóa hết nên khi ăn có thể gây dị ứng.
2. Hải sản như tôm cua
Thức ăn giàu đạm như tôm, cua dễ gây dị ứng ở trẻ. Thậm có những người 20, 30 tuổi vẫn dị ứng loại hải sản này chưa kể đến trẻ 1 tuổi.
Vì vậy không nên cho trẻ ăn loại này trước 1 tuổi, sau 1 tuổi có thể cho trẻ ăn thử một lượng nhỏ.
3. Sữa nguyên chất
Thức ăn chính của trẻ trước 1 tuổi là sữa, nhưng đó chỉ có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức, lúc này trẻ không thể tiêu hóa được protein phân tử lớn (casein) trong sữa nguyên chất và hàm lượng khoáng chất cao trong sữa.
Sau 1 tuổi, nếu không muốn cho trẻ uống sữa bột hoặc cai sữa mẹ, bạn có thể cân nhắc cho trẻ thử một lượng nhỏ sữa nguyên chất, nhưng nhớ thử một lượng nhỏ trước. Cho trẻ dùng lại nếu không có vấn đề gì.
4. Muối
Thành phần chính của muối là natri, 1 gam muối chứa khoảng 400 gam natri, đối với trẻ dưới 1 tuổi chúng cần rất ít natri mỗi ngày. Trẻ 7-12 tháng tuổi cần 350 mg natri mỗi ngày, tương đương với ít hơn 1 gam muối.
Natri trong sữa mẹ hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển hàng ngày của trẻ. Vì vậy khi bổ sung thức ăn cho trẻ không cần cho thêm muối.
5. Xoài
Xoài là một loại trái cây cận nhiệt đới nhưng cũng là một loại trái cây dễ bị dị ứng, hàng năm vào mùa thu hoạch xoài, các bác sĩ luôn gặp một nhóm người bị dị ứng khi ăn xoài.
Một bác sĩ từng chia sẻ trường hợp trẻ bị dị ứng sau khi uống một ly nước xoài. Cháu bé 7 tuổi khó thở, môi xanh, dị ứng đường hô hấp nặng, rất may được bố mẹ đưa đi cấp cứu trong vòng 5 phút.
Vì vậy, không nên cho trẻ ăn xoài trước khi trẻ được 1 tuổi, sau 1 tuổi phải gọt xoài và dùng thìa xúc cho trực tiếp vào miệng bé. Vì nước xoài chạm vào da cũng có thể gây viêm da tiếp xúc.
6. Dứa
Chất ancaloit trong dứa có thể kích thích niêm mạc miệng của trẻ và gây dị ứng.
Dứa có chứa serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, nếu ăn quá nhiều trẻ sẽ bị đau đầu. Dứa còn chứa bromelain dễ khiến trẻ bị đau bụng sau khi ăn quá no.
Vì vậy, cố gắng không cho trẻ ăn dứa trước 1 tuổi. Sau 1 tuổi, nên cho trẻ ăn dứa dưới dạng nấu chín có thể phá hủy các protease và alkaloid trong dứa.
7. Mơ
Mơ rất chua có tác dụng kích thích tiết axit dịch vị và còn kích thích răng, nếu ăn nhiều mơ sẽ dễ bị hoa mắt, mơ có hại nhiều hơn là có lợi cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, không nên cho trẻ ăn mơ khi bé chưa đủ 1 tuổi.
8. Vải thiều
Cho bé ăn vải thiều khi bụng đói rất nguy hại. Ngoài ra, vải có nhiều đường, không phải là loại trái cây thích hợp cho trẻ em. Vì vậy không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn.
9. Sầu riêng
Sầu riêng chứa nhiều đường và rất giàu calo, một số phụ nữ bị đau bụng kinh thấy cơn đau bụng kinh thuyên giảm sau khi ăn. Nhưng trẻ dưới 1 tuổi không chịu được thức ăn bổ sung như vậy thì không nên cho trẻ ăn.
10. Đậu phộng, đậu nành
Khi trẻ còn nhỏ, khả năng kiểm soát việc nuốt chưa tốt. Nếu cho trẻ ăn thức ăn dạng hạt, trẻ có thể nuốt vào khí quản, gây ngạt thở, rất nguy hiểm. Do đó, không nên cho trẻ ăn đậu phộng dạng hạt, đậu nành, hoặc thậm chí một số loại thạch.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét