Nguyên nhân thai lưu và các dấu hiệu nhận biết thai lưu sớm





Mục Lục


Thai lưu là gì?

Nguyên nhân thai lưu 

Dấu hiệu thai chết lưu 

Nên làm gì khi được chẩn đoán thai lưu?

Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa thai lưu?




Có rất nhiều nguyên nhân thai chết lưu và đó đều khiến mẹ đau lòng. Nhưng tìm hiểu nguyên nhân và những dấu hiệu nhận biết thai lưu sớm cũng là một điều mẹ nên làm. 


Thai lưu là gì?


Thai lưu hay thai chết lưu là tình trạng thai đã chết ở trong bụng mẹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thai chết lưu là thai chết trước khi ra khỏi người mẹ có trọng lượng 500g hoặc tuổi thai từ 22 tuần trở lên.


Theo nghiên cứu tại Mỹ, những trường hợp thai chết lưu đủ tháng có tới hơn 50% trường hợp không rõ nguyên nhân dù trước đó đã được xét nghiệm. 


Thai lưu được phân loại dựa vào thời điểm xảy ra:


– Thai chết sớm trong khoảng tuần từ 20 – 27


– Thai chết muộn trong khoảng tuần từ 28 – 36


– Thai kỳ hạn xảy ra giữa 37 tuần tuổi hoặc lâu hơn. 


Nguyên nhân thai lưu 


Có rất nhiều trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân. Và các bác sĩ chuyên sản khoa đã chia các nguyên nhân thai lưu thành 3 nhóm chính. 


1. Nguyên nhân thai lưu từ mẹ


– Người mẹ mắc bệnh mạn tính: Khi mẹ bị các bệnh mạn tính như suy gan, viêm phổi, viêm thận, thiếu máu, huyết áp cao, bệnh tim mạch…cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai trong bụng. 


– Mẹ mắc bệnh về tuyến giáp, tiểu đường, thiểu năng hoặc cường năng tuyến thượng thận… gây ảnh hưởng thai nhi.


– Mẹ bị nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng sốt rét, bị viêm gan, sởi, cúm, bị mắc bệnh lậu, giang mai, quai bị… cũng có thể gây thai lưu. 


– Mẹ thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại như thuốc trừ sâu, carbon monoxide…


– Mẹ làm việc nặng nhọc, thiếu chất dinh dưỡng. 



– Người mẹ lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, béo phì…Mẹ dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi cũng khiến thai dễ bị chết lưu. 


– Gia đình người mẹ có tiền sử bệnh lý đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi…




nguyen nhan thai luu va cac dau hieu nhan biet thai luu som - 1







Nguyên nhân thai lưu có thể xuất phát từ người mẹ (Ảnh minh họa)


2. Thai lưu do vấn đề ở thai nhi 


– Thai dưới 3 tháng tuổi bị rối loạn nhiễm sắc thể khiến thai bị chết lưu. Rối loạn này có thể di truyền từ bố hoặc mẹ hoặc do đột biến gen trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi thai. 


– Thai chết lưu do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con


– Thai lưu do bị dị tật bẩm sinh, não úng thủy, thai già hoặc đa thai. 


nguyen nhan thai luu va cac dau hieu nhan biet thai luu som - 3


Nguyên nhân thai chết lưu cũng có thể xuất phát từ thai nhi (Ảnh minh họa)


3. Vấn đề thai lưu do phần phụ và tử cung 


– Các vấn đề về dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn quá mức, dây rốn quá ngắn, bị chèn ép, quấn cổ hay quấn thân… cũng có thể gây nên chết lưu thai. 


– Các vấn đề bánh rau xơ hóa, rau bong non, thiếu ối, đa ối… cũng là nguyên nhân gây nên thai lưu. 


– Mẹ bị dị dạng tử cung, tử cung kém phát triển…cũng khiến thai thiếu chất, thiếu dinh dưỡng trong quá trình phát triển nên bị chết lưu. 


Dấu hiệu thai chết lưu 


Nhận biết sớm những dấu hiệu thai chết lưu mẹ có thể xử lý sớm không gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe sinh sản. 


– Chảy máu âm đạo: Tiết dịch âm đạo bất thường, màu sắc khác lạ, có màu và có mùi… đó là dấu hiệu nhiễm trùng trong tử cung. Tử cung bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của túi màng, gây nhiễm trùng tử cung. 


– Đau bụng từ nhẹ đến nặng 


– Sốt cao


– Chóng mặt


– Chuột rút


– Đau lưng dữ dội


– Không thể phát hiện nhịp tim


– Chuyển động của thai sau 28 tuần giảm đột ngột hoặc không thấy thai cử động. Chuyển động của thai nhi là dấu hiệu cho thấy thai đang phát triển. Chuyển động của thai sẽ tăng dần trong suốt quá trình mang thai cho đến khi thai chào đời. Thai không thấy chuyển động đó là vấn đề nghiêm trọng. 


Lưu ý: Tất cả các dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng báo hiệu thai lưu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, khi thấy có những dấu hiệu này mẹ cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. 


nguyen nhan thai luu va cac dau hieu nhan biet thai luu som - 4


Mẹ bị đau bụng, không thấy chuyển động của thai (Ảnh minh họa)


Nên làm gì khi được chẩn đoán thai lưu?


Khi được chẩn đoán thai lưu mẹ phải thực hiện các thủ thuật nạo, gắp thai hoặc gây sảy thai tùy vào tuổi thai. Thai nhất định phải được đẩy ra ngoài nếu không sẽ rất nguy hiểm. 


Sau khi lấy thai ra thai phụ cần nghỉ ngơi. Với thai lưu 15 tuần cần nghỉ ngơi 30 ngày hoặc lâu hơn tùy vào thể trạng của người mẹ. Đồng thời, cần giữ cho tư tưởng thoải mái, tinh thần lạc quan. 


Lưu ý: Sau khi thai lưu cần kiêng không mang thai lại ít nhất 3 – 6 tháng. Hãy đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, cơ thể khỏe mạnh mới có thể tiếp tục mang thai trở lại và thai phát triển tốt.


nguyen nhan thai luu va cac dau hieu nhan biet thai luu som - 5



Mẹ cần nghỉ ngơi, thư giãn sau khi loại bỏ thai lưu (Ảnh minh họa)


Mẹ cần làm gì để ngăn ngừa thai lưu?


Có rất nhiều mẹ băn khoăn không biết thai chết lưu rồi có thai lại được nữa không? Đã có rất nhiều người bị thai lưu và sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn họ vẫn có con bình thường. Việc xác định ngăn ngừa thai lưu cần dựa vào nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, các mẹ cũng có thể thực hiện những điều sau đây để đảm bảo tối ưu nhất về sức khỏe, ngăn ngừa thai lưu:


– Sinh hoạt lành mạnh, khoa học, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. 


– Khi mang thai tăng cường hấp thụ axit folic vì sẽ giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. 


– Khám thai đều đặn, định kỳ và bất cứ khi nào thấy bất thường. 


– Duy trì sức khỏe khỏe mạnh, tăng cân đều trong suốt thai kỳ. 


– Theo dõi, kiểm tra huyết áp, đường huyết trong suốt thai kỳ


– Thực hiện sàng lọc các nguy cơ mang thai và xác định những vấn đề bất thường của thai. 


– Chú ý tới chuyển động của thai. 


– Lựa chọn thực phẩm an toàn, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi mang thai. 




Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nguyen-nhan-thai-luu-va-cac-dau-hieu-nhan-biet-thai-l…






Dấu hiệu thai lưu trong bụng mẹ cảm nhận sớm tránh biến chứng


Dấu hiệu thai lưu trong bụng mẹ cảm nhận sớm tránh biến chứng

Phát hiện dấu hiệu thai lưu sớm như tim thai không hoạt động, tử cung mẹ không phát triển, nước ối rò rỉ, dịch âm đạo …. xử lý kịp thời sẽ giúp bảo…

Bấm xem >>




Xem thêm chủ đề Dấu hiệu sảy thai


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Infographic




  • Băng huyết sau sinh




  • Nhiễm trùng sau sinh





Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)


Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét