Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh và thông minh. Thế nhưng, thực tế, để con được phát triển tốt, cha mẹ cần đặc biệt chú ý cách chăm sóc trẻ, nhất là việc đảm bảo giấc ngủ của con ngon giấc.
Thông thường, đứa trẻ sơ sinh sẽ ngủ gần 20 tiếng/ ngày. Chúng sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn những người lớn bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển thể chất ban đầu, cần lượng thời gian ngủ dài hơn.
Thế nhưng, nhiều đứa bé gặp phải tình trạng khó ngủ khiến các bà mẹ không khỏi lo lắng. Trường hợp của bé Kwai Kui tại Trung Quốc là một điển hình. Cậu bé thường khó đi vào giấc ngủ, hoặc chất lượng ngủ kém, dễ đánh thức bởi tác động bên ngoài. Điều này khiến mẹ Kwai Kui vô cùng lo lắng, không biết rằng liệu có vấn đề sức khỏe nào xảy ra với cậu bé hay không.
Sau khi tâm sự với một người bạn về tình trạng của con, người bạn này liền cẩn thận kiểm tra căn phòng Kwai Kui ngủ, rồi bật cười nhìn mẹ cậu bé. Theo cô, giấc ngủ kém của Kwai Kui có thể xuất phát từ vấn đề của môi trường ngủ. Đơn cử như, mẹ của Kwwai Kui đã không kém rèm cửa khi đứa bé đang ngủ. Ánh sáng từ bên ngoài hắt vào khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng.
Ngay khi nhận ra “thủ phạm” gây ra chất lượng giấc ngủ kém cho con mình chính là cách dỗ con sai của bà, mẹ Kwai Kui vừa mừng vừa tủi. Nhưng cô nhanh chóng khắc phục khuyết điểm của mình. Cô đảm bảo cho con trai một môi trường yên giấc tĩnh lặng, tối, nhiệt độ và độ ẩm vừa phải, đồng thời dọn dẹp các vật dụng thừa trên giường nhằm tạo khoảng không thoải mái cho con.
Kết quả dường như được cải thiện rõ ràng. Kwai Kui giờ đây có thể yên giấc với chất lượng giấc ngủ tốt.
Giấc ngủ có ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng và phát triển của bé. Nếu giấc ngủ không ngon, sức khỏe cơ thể của trẻ có thể bị ảnh hưởng, ví dụ: phát triển chậm, khả năng miễn dịch kém,… Vì vậy, tạo mọi điều kiện để đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ là điều vô cùng quan trọng.
Những yếu tố tác động đến giấc ngủ của trẻ
Ánh sáng quá mạnh
Thứ nhất, ánh sáng chói lòa sẽ liên tục kích hoạt hệ thống thị giác của bé, dẫn đến áp lực liên tục lên mô tai của bé. Tình trạng này sẽ khiến bé trở nên căng thẳng, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
Thứ hai, ánh sáng mạnh cũng sẽ ảnh hưởng đến việc bài tiết melatonin của cơ thể, một chất cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Việc thiếu hụt melatonin sẽ khiến miễn dịch của đứa trẻ kém đi, và dễ nhiễm các loại bệnh. Ngoài ra, ánh sáng mạnh cũng cản trở sự hình thành đồng hồ sinh học, làm rối loạn sự phát triển sinh lý bình thường, gây rối loạn hệ thống mô cơ thể, và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Ô nhiễm tiếng ồn
Thực tế, có hai loại tiếng ồn, một là tiếng ồn ô nhiễm và hai là tiếng ồn trắng.
Trong số đó, tiếng ồn trắng rất tốt cho giấc ngủ của trẻ, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ cũng như đảm bảo, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho đứa bé. Đó là loại âm thanh thường xuyên, không đặc biệt mạnh và ổn định, chẳng hạn như âm thanh của một số thiết bị gia dụng khi đang hoạt động.
Còn ô nhiễm tiếng ồn là một yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Loại âm thanh này nói chung là loại âm thanh không đều, không ổn định, mạnh đột ngột gây kích thích, và khiến bé thức giấc vì căng thẳng.
Khó chịu về thần kinh
Trẻ vẫn sẽ có những vấn đề về giấc ngủ nếu nằm không đúng cách, không tạo được sự thoải mái khi ngủ.
Những lý do chính ảnh hưởng đến cảm giác cơ thể của bé là độ dày của chăn ga gối đệm, độ chật của quần áo, tư thế ngủ thoải mái, trạng thái cơ thể khi ngủ và tình trạng đại tiện. Nếu không đảm bảo các yếu tố này, bé sẽ rơi vào tình trạng bị các dây thần kinh kích thích một cách tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ.
Nhiệt độ và độ ẩm không phù hợp
Nhiệt độ môi trường trong nhà quá cao hoặc quá thấp, không khí khô hanh,… đều là những nguyên nhân có thể khiến trẻ khó ngủ. Khi đó, chúng sẽ kích thích cơ thể trẻ sinh ra phản ứng căng thẳng và các hiện tượng sinh lý tương ứng, cũng như gây khô miệng, mũi, và khó chịu cho trẻ.
Các vấn đề về chế độ ăn uống
Các bậc cha mẹ nên lưu ý rằng việc ăn quá no hoặc ăn không đủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Bởi thể tích dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ, nên khi ăn quá no, trẻ có thể bị đầy hơi. Đặc biệt, khi nằm sai thư thế, trẻ còn có thể bị trào ngược dạ dày. Ngược lại, nếu ăn quá ít, trẻ trong trạng thái đói sẽ không đạt chất lượng cao nhất của giấc ngủ, và quấy khóc để tìm thức ăn
Những lí do khác
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác có thể khiến bé khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc như: đi tiểu nhiều, muỗi, ngủ quá nhiều trong một ngày….
Tất nhiên không loại trừ trường hợp bé thiếu một số chất dinh dưỡng và vitamin, ví dụ như canxi, cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Vậy cha mẹ nên làm gì để trẻ có được một giấc ngủ ngon?
Tạo môi trường ngủ ngon
Một môi trường ngủ tốt là rất quan trọng. Đầu tiên, hãy đảm bảo cho bé ở trong môi trường thiếu ánh sáng và không ô nhiễm tiếng ồn. Thứ hai, chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm môi trường ngủ và các yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác cơ thể của trẻ, bao gồm nhưng không quần áo, ga giường, …. Vì vậy trước khi cho trẻ ngủ, cha mẹ nên thay quần áo rộng rãi cho trẻ, duy trì độ vừa phải của ga trải giường để con có được tư thế ngủ thoải mái.
Nhiều trẻ có tư thế ngủ hơi “kỳ lạ” nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng và cố ý sửa thư thế ngủ cho con, bởi đây có thể là trạng thái ngủ thoải mái của trẻ.
Chú ý khoảng thời gian giữa chế độ ăn và giấc ngủ của trẻ
Cha mẹ đừng nên cho trẻ ngủ ngay sau khi ăn bởi dạ dày và ruột cần có một khoảng thời gian “nghỉ ngơi” trước khi cho trẻ đi ngủ.
Phát nhạc không lời
Cha mẹ cũng có thể chuẩn bị một số bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu và cho bé nghe theo vòng lặp giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Sử dụng nôi hợp lý
Khi cho bé ngủ trong nôi, cha mẹ có thể đung đưa nôi cho con dễ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biên độ lắc của nôi không được quá lớn hoặc chuyển động quá nhanh, gây tổn thương đến mô sinh lý của bé.
Cho bé cảm giác an toàn
Đôi khi vì không cảm nhận được hơi ấm của bố mẹ, nên trẻ cảm giác không an toàn. Lúc này, mẹ có thể bế bé ngủ tạm thời để con cảm nhận được tình hương của mẹ.
Rèn luyện thói quen ngủ cho bé
Đồng hồ sinh học của bé tương đối không ổn định khi còn nhỏ và vẫn đang trong giai đoạn hình thành. Vậy nên cha mẹ cần trau dồi thói quen ngủ cho bé hằng ngày, cho đến khi chỉ cần đến giờ là bé có thể say giấc.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét