4 tư thế làm "chuyện ấy" khi mang bầu giúp bố mẹ vui mà con vẫn an toàn



Với những mẹ bầu có sức khỏe ổn định, thai kỳ bình thường thì hoàn toàn có thể tận hưởng “chuyện ấy” mà không cần lo lắng.

































Video: Thai nhi thấy thế nào khi bố mẹ làm “chuyện ấy”?


Khi mang thai, nhiều mẹ bầu lo lắng, sợ hãi và không dám “yêu” suốt 9 tháng vì lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Trên thực tế, các chuyên gia đã khẳng định nếu mẹ có một thai kỳ bình thường, sức khỏe ổn định thì hoàn toàn có thể làm “chuyện ấy”. Thậm chí, “yêu” trong thai kỳ còn mang lại không ít lợi ích cho cả mẹ và em bé. 


Tuy nhiên, mẹ bầu và đối tác cũng cần lựa chọn tư thế “yêu” thích hợp để tránh gây áp lực lên bụng bầu. Mẹ hãy thử 4 tư thế dưới đây. 


1. Tư thế “yêu” khi mang thai 


Tư thế phía sau


Tư thế đi vào từ phía sau luôn được xem là tư thế thích hợp nhất cho mẹ bầu vì đối phương sẽ không lo ảnh hưởng đến bụng mẹ bầu. Ở vị trí này, người đàn ông cũng dễ dàng kiểm soát được tần suất và sức mạnh để tránh việc quá mạnh bạo sẽ khiến mẹ bầu không thoải mái. 




4 tu the lam "chuyen ay" khi mang bau giup bo me vui ma con van an toan - 1







Bố mẹ cần chọn tư thế “yêu” phù hợp để an toàn cho em bé trong bụng. (Ảnh minh họa)


Tư thế úp thìa 


Đây là tư thế quan hệ thích hợp nhất cho những mẹ bầu ba tháng cuối khi bụng đã to và nặng nề. Vì với tư thế này, mẹ sẽ không phải lo bụng bầu bị chèn ép, cơ thể cũng không phải chịu quá nhiều áp lực. 


Nằm nghiêng, đối mặt nhau 


Khi quan hệ trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba của thai kỳ, mẹ bầu tốt nhất nên hạn chế nằm ngửa vì có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy. Do đó, tư thế truyền thống sẽ không thích hợp trong giai đoạn này.



Thay vào đó, bạn có thể xoay nghiêng người, đặt một cái gối đỡ dưới mông và lưng. Trong khi đó, đối phương cũng nằm nghiêng và đối mặt với bạn. Nếu thấy bụng quá lớn gây vướng víu, người chồng có thể nằm thấp xuống một chút.


Ngồi đối mặt nhau 


Bạn hãy ngồi trên giường, đặt thật nhiều gối ở sau lưng và ngả ra trong khi mở rộng chân để đối phương có thể ngồi hoặc quỳ phía trước. Tư thế này giúp mẹ bầu không mệt mỏi và người đàn ông cũng dễ dàng kiểm soát, tránh va đập mạnh vào bụng bầu. 


2. Những trường hợp bà bầu nào không được làm “chuyện ấy” 


Tuy nói rằng “yêu” khi mang bầu mang lại nhiều lợi ích nhưng những mẹ bầu dưới đây lại cần hạn chế. 


Ba tháng đầu của thai kỳ


Trong giai đoạn này, nội tiết tố của nữ giới bắt đầu thay đổi khiến họ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cộng với tâm lý lo lắng nên hầu hết phụ nữ không có ham muốn trong “chuyện ấy”. Vì vậy, các ông chồng nên thấu hiểu cho vợ và nên tránh làm chuyện ấy khi mang thai trong 3 tháng đầu. 


Tuy nhiên, trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ, các cặp đôi có thể “yêu” như bình thường nhưng cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tới thai nhi.


4 tu the lam "chuyen ay" khi mang bau giup bo me vui ma con van an toan - 3


Những mẹ bầu có tiền sử sảy thai, sinh non thì tốt nhất nên kiêng chuyện “chăn gối”. (Ảnh minh họa)


2. Bà bầu có tiền sử sảy thai, đẻ non


“Yêu” khi mang thai không hề an toàn cho phụ nữ có tiền sử sảy thai, sinh non, xuất huyết vì việc này sẽ kích thích làm tử cung co bóp đẩy thai ra ngoài. Nếu thấy đau bụng hoặc xuất huyết sau khi quan hệ thì phải dừng chuyện ấy lại ít nhất hai tuần sau đó và gặp bác sĩ để được tư vấn.


3. Thai phụ mắc một số bệnh lý


Nếu thai phụ mắc các bệnh như chứng bất túc cổ tử cung (tử cung bị giãn nở trước khi thai nhi đủ ngày đủ tháng), huyết áp cao, nhau tiền đạo,… cũng nên tránh quan hệ giường chiếu. Trong trường hợp cả hai vợ chồng không thể kìm hãm ham muốn thì phải cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.


Ngoài ra, nếu bà bầu bị suy dinh dưỡng nặng, tăng cân ít, da xanh, thai bị suy dinh dưỡng cũng cần cân nhắc khi “yêu”.



Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!














Xem thêm chủ đề Chuyện ấy khi mang thai


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Sinh thường




  • Thai nhi 38 tuần




  • Thai nhi 28 tuần




Ngọc Linh (Dịch từ TAP) (Phụ Nữ Việt Nam)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét