Tại sao chúng ta lại chuyển động mắt khi muốn nhớ lại điều gì đó và ít nói dối hơn vào buổi sáng?
Hành vi của con người rất phức tạp và đôi khi chính ta cũng không giải thích được hành vi của mình. Tại sao chúng ta lại chuyển động mắt khi muốn nhớ lại điều gì đó và ít nói dối hơn vào buổi sáng? Dưới đây là một số lý giải thú vị của các nhà khoa học về những hành vi kỳ quặc đó, giúp bạn hiểu bản thân và người khác hơn.
1. Con người nói dối ít hơn vào buổi sáng
Trong chúng ta, có lẽ ai cũng từng trải qua cảm giác nói dối. Và có một sự thật thú vị là dường như chúng ta nói dối nhiều hơn vào buổi chiều so với buổi sáng.
Theo các nhà khoa học, mức độ trung thực của chúng ta giảm dần trong ngày, đặc biệt là khi chúng ta nói chuyện với những người thật thà.
Tất nhiên, những người có thói quen “nói dối như Cuội” sẽ chẳng màng thời gian vì họ nói dối bất cứ khi nào bản thân thấy cần thiết. Song với những trung thực, có ý thức đạo đức, khả năng kiểm soát bản thân tốt thì mức độ chân thật sẽ giảm dần trong ngày và thấp nhất vào buổi đêm khi cơ thể mệt mỏi.
Đây chính là một trong các lý do chuyên gia khuyên chúng ta nên tổ chức các buổi họp quan trọng vào buổi sáng hơn là buổi chiều.
2. Xúc giác ảnh hưởng đến hành vi
Có thể bạn không biết song cảm nhận về xúc giác có thể ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta. Chúng ta cảm thấy một vấn đề có quan trọng không, thấy đáng tin hay sợ hãi phụ thuộc vào những gì cơ thể cảm nhận được.
Nếu một người ngồi trên ghế cứng, họ sẽ dễ bị tác động hơn. Khi chạm vào vật lạnh, chúng ta dễ cảm thấy cô đơn, bề mặt thô ráp khiến chúng ta nghĩ đến những mối quan hệ phức tạp giữa người với người.
Từ đó, các chuyên gia khuyên rằng nếu muốn vượt qua được vòng phỏng vấn xin việc và tạo ấn tượng bạn là người nghiêm túc với nhà tuyển dụng, hãy mang CV của bạn trong chiếc kẹp tài liệu dày, nặng.
3. Rửa tay làm giảm tính đa nghi
Rửa tay không chỉ giúp bạn làm sạch về mặt vật lý mà có lợi cho cả tâm lý nữa. Theo đó, sau khi rửa tay, những nghi ngờ hay tự trách về quyết định của bản thân trước đó cũng sẽ được rửa trôi theo dòng nước.
Hầu hết chúng ta thường rất băn khoăn, do dự khi phải đưa ra lựa chọn. Bạn “phát cuồng” vì chiếc áo có cúc ngọc trai kia nhưng rồi lại thấy chiếc áo không cúc bên cạnh cũng đẹp không kém. Bạn bắt đầu do dự và nghi ngờ về quyết định trước đó của mình.
Các nhà tâm lý học của Đại học Michigan cho rằng não bộ của chúng ta coi việc rửa tay như một cách để giải phóng bản thân, có cơ hội ở một khởi đầu mới và sẽ bớt quan tâm hơn đến những sai lầm trong quá khứ.
4. Im lặng làm chúng ta khó xử
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, 4 giây im lặng là khoảng thời gian đủ để khiến chúng ta trở nên khó xử, lúng túng. Điều này có liên quan đến việc chúng ta muốn thộc về tập thể và cảm thấy mình được chấp nhận.
Khi tất cả mọi người cùng im lặng, chúng ta sẽ bắt đầu nghi ngờ bản thân và lo lắng về vị trí của mình. Ngược lại, một cuộc hội sôi nổi sẽ khiến mỗi người đều cảm nhận được rằng người khác cần mình.
Theo các nhà tâm lý học, chúng ta không nên tạo ra những khoảng dừng quá lâu khi trò chuyện. Trước sự im lặng, hãy nghĩ về nguyên nhân của nó, liệu có phải câu hỏi của bạn không được tán đồng hoặc có thể đơn giản chỉ là bạn bè, đồng nghiệp của bạn đang rất vội nên chưa thể tiếp chuyện.
5. Chúng ta giật người khi ngủ
Theo các nghiên cứu, có 60 – 70% người sẽ hơi co giật khi ngủ. Các nhà khoa học cho rằng những cú giật này là cơn co thắt cơ không tự nguyện, nguyên nhân do căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, caffeine hoặc hoạt động thể chất cường độ cao.
Một giả thuyết khác cho rằng, sự co thắt này xảy ra khi ngủ say là do dây thần kinh của chúng ta bị rối loạn. Có một lý thuyết khác phổ biến hơn để giải thích cho điều này là dựa vào thuyết tiến hóa. Theo đó, tổ tiên của chúng ta thường ngủ trên cây và khi ngủ, não gửi tín hiệu tới hệ thần kinh để chúng ta không bị rơi xuống.
Cơn giật nhẹ trong khi ngủ là điều hết sức bình thường. Để có giấc ngủ sâu hơn, các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên dành thời gian để đi bộ, đọc sách hoặc thiền trước khi đi ngủ.
6. “Tám chuyện” giúp chúng ta tránh nguy hiểm
Hành vi bàn tán sau lưng về đồng nghiệp hay người nào đó bị cho là xấu xí song điều này từng đóng vai trò rất quan trọng ở thời cổ đại.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc này có tác động tích cực đến cả người nói và người nghe. Nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội, giúp cảnh báo cho con người về những nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo đó, các nhà khoa học tin rằng đây là cách trao đổi thông tin, giúp chúng ta hiểu được ai là bạn, ai là thù. Thời xưa, người ta sống theo các nhóm người nhỏ và cần biết ai có thể là kẻ thù. Việc ngồi tám chuyện Ngồi bàn tán về người khác chính là cách đơn giản nhất để bạn biết điều này.
Tuy nhiên, ngày nay bạn cần cân nhắc về nội dung tám chuyện, vì hành vi đơn thuần với mục đích giải trí của bạn có thể gây ra tổn thương cho người khác.
7. Chuyển động mắt giúp chúng ta nhớ lại thông tin
Khi muốn nhớ lại điều gì, chúng ta có xu hướng chuyển động con ngươi theo hướng nhất định. Các nghiên cứu cho thấy, người già chuyển động mắt nhiều hơn khi cố nhớ điều gì đó. Nhiều người cho rằng việc chuyển động mắt là cách kích thích não bộ, giúp chúng ta hồi tưởng, nhớ lại.
Tuy nhiên một số nhà khoa học không đồng ý với giả thuyết này. Theo họ khi chúng ta hồi tưởng, chúng ta nhìn về phía khác để kích thích sự tập trung.
Dù còn nhiều tranh cãi song không ai phủ định chuyển động mắt có thể giúp chúng ta nhớ lại những thông tin quan trọng.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét