Thận trọng với bệnh viêm da nhiễm trùng ở trẻ nhỏ



Các bệnh về da gây viêm da nhiễm trùng ở trẻ


Theo các bác sĩ da liễu, làn da của trẻ em chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn, cấu trúc da cũng lỏng lẻo hơn nên tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Ban đầu khi vi khuẩn, mới xâm nhập, trẻ sẽ mắc phải các bệnh về da dưới đây.


Chốc


Chốc là tình trạng trên da của trẻ xuất hiện những nốt mụn nước có quầng viêm đỏ xung quanh. Dần dần các nốt mụn nước này trở thành mụn mủ rồi sau đó vỡ và khô đi. Chốc có thể hình thành ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể trẻ nhưng thường gặp nhất là ở mặt. Bệnh này rất dễ lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành tính và từ người này sang người khác.


than trong voi benh viem da nhiem trung o tre nho - 1


Chốc mép ở trẻ nhỏ


Nhọt


Nhọt xuất hiện khi nang lông bị viêm, sưng sâu với triệu chứng đau, sưng cứng và sờ thấy nóng. Sau vài ngày, các nốt nhọt sẽ có mủ, có ngòi màu vàng và hoại tử ở phần trung tâm. Trẻ em thường bị nhọt ở vùng cổ, mặt và mông, đặc biệt là những vùng da hay ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước thường có nguy cơ bị nhọt cao.


Viêm nang lông


Là tình trạng viêm ở phần nông của nang lông. Biểu hiện của bệnh thường là những nốt mụn sần hoặc mụn ẩn trên bề mặt da, xung quanh các nốt mụn có quầng viêm màu đỏ, nhìn kỹ có thể thấy sợi lông xuyên qua. Trẻ có thể bị viêm ở một vài nang lông nhưng cũng có thể viêm nhiều nang lông, bệnh thường xuất hiện ở những vùng lông tơ, nhẵn.


Viêm kẽ


Viêm kẽ là bệnh viêm da ở trẻ em thường gặp vào mùa nóng ẩm. Mồ hôi đọng lại trên da nhiều khiến da trẻ bị bí bít và dẫn đến tình trạng viêm. Biểu hiện của bệnh là các dát màu hồng hoặc đỏ, có giới hạn tương đối rõ ở trên da. Trường hợp nặng có thể nứt và rỉ dịch mủ gây ngứa ngáy ở trẻ em. Bệnh viêm kẽ ở trẻ em thường xuất hiện ở các da có nhiều nếp gấp như vùng phía sau tai, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, khuỷu tay, khuỷu chân, vùng bẹn, cổ hoặc quanh hậu môn,…


than trong voi benh viem da nhiem trung o tre nho - 2


Viêm kẽ ở cổ khiến trẻ đau rát, khó chịu


Viêm mô tế bào


Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng chủ yếu thường gặp ở mặt và cẳng chân. Triệu chứng của viêm mô tế bào là đau, phù nề và viêm tấy đỏ trên da. Ngoài các triệu chứng này ra, trẻ còn gặp phải các dấu hiệu như lạnh run hoặc sốt.


Khi trẻ mắc phải các vấn đề về da kể trên, nếu mẹ không phát hiện sớm và có cách xử lý hiệu quả thì rất dễ tiến triển thành viêm da nhiễm trùng. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn và có thể để lại những vết sẹo xấu xí, ảnh hưởng đến diện mạo của trẻ sau này.


Dấu hiệu trẻ em bị viêm da nhiễm trùng


Tùy vào từng loại viêm da nhiễm trùng và tùy từng mức độ nhiễm trùng da là nặng hay nhẹ mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. Nếu nhiễm trùng nhẹ ở vùng da nông thì sẽ xuất hiện các vết mụn nước, mẩn đỏ, tróc da,… Còn nếu bị nhiễm trùng nặng thì trẻ có các triệu chứng như đau ở da, da có mủ, mụn nước, hoại tử, da bong tróc, thâm sạm, đổi màu…


Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé như tay, chân, da đầu, mông,… Khi các mẹ phát hiện ra những bất thường trên làn da bé thì phải nhanh chóng tìm cách điều trị, tránh để trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.


Cách chữa bệnh viêm da nhiễm trùng ở trẻ nhỏ


Khi trẻ bị viêm da nhiễm trùng, các mẹ không nên áp dụng các mẹo dân gian và không tắm cho bé bằng nước lá. Bởi nếu không lựa chọn được nguồn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh thì rất dễ khiến tình trạng nhiễm trùng da của bé trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.


than trong voi benh viem da nhiem trung o tre nho - 3


Trẻ bị viêm da nhiễm trùng cần được đưa tới bệnh viện thăm khám


Trong quá trình trị bệnh viêm da nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:


– Thường xuyên vệ sinh da cho trẻ bằng nước ấm, không chà xát mạnh lên vùng da bị viêm.


– Tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, đổi thuốc hoặc ngưng thuốc.


– Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, gây ngứa như: tôm, cua, cá, trứng và các loại thủy hải sản.


– Cho bé mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Lựa chọn các loại bỉm tã từ các thương hiệu có uy tín, mềm mại và không nên đóng tã quá chặt.


– Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh bé (phòng ngủ, chăn, ga, gối…), không để bé tiếp xúc với các loại động vật để tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập vào làn da bé.


– Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp bảo vệ da, giữ làn da bé luôn mềm mại, mịn màng. Lưu ý chỉ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, không chứa corticoid và các chất bảo quản, hoàn toàn dịu nhẹ và tuyệt đối an toàn cho trẻ.


than trong voi benh viem da nhiem trung o tre nho - 4


Kem bôi da cho trẻ thành phần 100% thảo dược tự nhiên


Kem Em Bé là sản phẩm dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được hàng nghìn mẹ bỉm sữa Việt tin tưởng sử dụng. Thành phần Nano curcumin & tinh chất Cúc La Mã là bộ đôi chống viêm thảo dược giúp giảm nhanh các vết đau rát, mẩn ngứa và kích thích tái tạo tế bào da, ngăn ngừa thâm sẹo. Kẽm Oxyd giúp kem thẩm thấu vào da bé một cách nhanh nhất và tạo lớp màng bảo vệ cho vùng da bị tổn thương. Vitamin E, Lanolin, dầu hạnh nhân có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da bé.


Để được tư vấn về cách chăm sóc da cho trẻ bị chàm sữa, liên hệ tổng đài 1800.8179 (miễn cước) hoặc truy cập website: https://kemembe.com/


Nguồn: http://khampha.vn/thong-tin-doanh-nghiep/than-trong-voi-benh-viem-da-nhiem-trung-o-tre-…





(Khám phá).


Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét