Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá

Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá



Cha mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau đây, nhằm giúp điều chỉnh lá lách và dạ dày, ngăn ngừa tích tụ thức ăn ở trẻ nhỏ.







Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá











Làm cha làm mẹ ai cũng mong con mình ăn ngon, lớn lên khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có thể ăn ngon, nhiều trường hợp trẻ chán ăn, bỏ bữa điều này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. 


Chị Tiểu An hiện cùng gia đình đang sinh sống tại Trung Quốc, chị có một cô con gái năm nay lên 5 tuổi, tuy nhiên chị Tiểu An nhận thấy con gái không cao thêm bao nhiêu, ở trường mẫu giáo, cô bé cũng thấp hơn một nửa so với những đứa trẻ cùng tuổi, điều này khiến chị Tiểu An rất lo lắng con thấp bé sẽ bị bạn bè bắt nạt.  


Cách đây 6 tháng, chị Tiểu An đã đưa con đến bệnh viện để tiêm phòng. Tại đây chị được một bác sĩ tư vấn, khi được hỏi về tình trạng của cô bé, chị Tiểu An ngay lập tức quan tâm và kể về tình hình của đứa trẻ trong năm qua.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Bé gái 5 tuổi do gặp vấn đề sức khỏe dạ dày mà khó tăng trưởng, tuy nhiên nhờ áp dụng phương pháp đúng mà chiều cao của cô bé đã được cải thiện trong 6 tháng. Ảnh minh họa.


Bác sĩ cho rằng, dấu hiệu cô bé mắc bệnh về tiêu hóa, có thể gặp phải tình trạng tích tụ thức ăn lâu ngày, thức ăn tích tụ lại sẽ sinh ra đủ thứ bệnh, trẻ không chỉ chậm phát triển mà còn dễ ốm vặt, do đó cần có phương pháp phù hợp nhằm giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh trở lại. 


Sau khi được tư vấn, chị Tiểu An tiến hành điều trị cho con, bắt đầu từ việc thay đổi thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng, thường cho con ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, cho bé tham gia nhiều hoạt động thể chất, uống thêm men vi sinh có lợi, chị cũng không ép bé ăn như trước.



Trong vòng nửa năm, cô bé đã cao thêm khoảng 8cm và cân nặng cũng tăng dần. Chị vui mừng đến bệnh viện gặp trực các bác sĩ để cảm ơn.


Theo các chuyên gia, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện nên các bé hay gặp các vấn đề về tiêu hóa, do đó cha mẹ cần có phương pháp phù hợp nhằm giúp con phát triển lành mạnh hơn.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Những dấu hiệu cho thấy trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ cần chú ý


Hệ tiêu hóa là phần vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của mỗi người, chúng tham gia vào quá trình tiếp nhận thức ăn, hấp thu dinh dưỡng cho cơ thể. Nguồn dinh dưỡng này giúp chúng ta có năng lượng để hoạt động, làm việc trong suốt ngày dài. Đồng thời, hệ tiêu hóa còn có nhiệm vụ bài tiết chất cặn bã ra cơ thể.


Cơ thể trẻ còn đang phát triển nên vô cùng mỏng manh, đặc biệt là dạ dày. Thức ăn 3 bữa mỗi ngày đều dựa vào dạ dày để tiêu hóa, nếu dạ dày không tốt, có thể nói sức khỏe của trẻ cũng gặp nguy hiểm.


Nếu nhận thấy con sớm có một số dấu hiệu sau đây, cho thấy dạ dày của trẻ không khỏe, hệ tiêu hóa kém, cha mẹ cần nhận biết và đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Cơ thể trẻ còn đang phát triển nên vô cùng mỏng manh, đặc biệt là dạ dày. Thức ăn 3 bữa mỗi ngày đều dựa vào dạ dày để tiêu hóa, nếu dạ dày không tốt, có thể nói sức khỏe của trẻ cũng gặp nguy hiểm.


– Lớp phủ lưỡi của trẻ dày và nhờn, đầu lưỡi có màu trắng vàng và có vị của axit pantothenic trong miệng.


– Thể chất tương đối yếu, lúc giao mùa sẽ bị cảm, sốt liên tục.


– Chức năng bài tiết bất thường, tiêu chảy hoặc táo bón.


– Ban đêm ngủ không yên giấc, đổ mồ hôi trộm, thường đạp chăn bông.


– Mắt và mặt dưới xanh tím, có quầng thâm rõ rệt, hai bên sống mũi nổi rõ gân xanh.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Những phương pháp giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh


Trong một số trường hợp trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng cha mẹ không biết nên xử lý thế nào. Theo các chuyên gia, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, cha mẹ hãy tham khảo 4 nguyên tắc sau đây, có thể điều chỉnh lá lách và dạ dày, ngăn ngừa tích tụ thức ăn ở trẻ nhỏ.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây


Các loại rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào. Theo các bác sĩ, chất xơ có tác dụng làm phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa, không chỉ giúp thanh lọc thức ăn có trong hệ tiêu hóa mà còn hỗ trợ đưa chất thải còn sót trong cơ thể ra ngoài. Trong khi đó vitamin giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.


Trẻ từ 2 tuổi trở nên cần được bổ sung lượng chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày để có thể hấp thu đầy đủ năng lượng và dưỡng chất có trong thức ăn mỗi ngày.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Các loại rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào tốt cho đường tiêu hóa của trẻ.


Không cho trẻ ăn quá no


Một số trẻ không có khả năng tự chủ và không có khái niệm về cảm giác no. Trẻ có thể luôn ăn những món mà mình yêu thích. Lúc này cha mẹ nên chú ý điều chỉnh không nên cho ăn quá nhiều. 


Bởi thực tế không phải ăn càng nhiều thì càng có lợi để bổ sung dinh dưỡng, nếu trẻ ăn nhiều thịt có thể làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ dày, dễ mắc chứng khó tiêu.


Vậy nên đối với những đứa trẻ có sức ăn mạnh, cha mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 70%, điều này giúp lá lách và dạ dày của trẻ có không gian để vận chuyển và nghỉ ngơi.


Massage bụng cho trẻ


Massage là cách tuyệt vời để giảm bớt mọi khó chịu liên quan đến tiêu hóa mà trẻ nhỏ thường gặp phải. Mẹ có thể massage vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ, điều này giúp giải phóng khí dư thừa trong bụng của bé.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Massage là cách tuyệt vời để giảm bớt mọi khó chịu liên quan đến tiêu hóa mà trẻ nhỏ thường gặp phải.


Cho trẻ ăn sữa chua hoặc uống men vi sinh


Sữa chua có chứa nhiều loại probiotic lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe đường ruột của trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ hoặc táo bón thì ăn sữa chua có thể cải thiện các triệu chứng trên.


Lưu ý: Không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua. Với trẻ dưới 1 tuổi, nên cho trẻ tập ăn sữa chua không đường loại dành riêng cho trẻ nhỏ. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại sữa chua.


Trong trường hợp trẻ thông thích ăn sữa chua, mẹ có thể bổ sung men vi sinh probiotic trực tiếp cho con theo hướng dẫn của bác sĩ. 


Việc bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa các nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. 


Ngoài ra, việc hình thành thói quen vận động cho trẻ cũng rất quan trọng. Tập thể dục có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa ở trẻ. Cha mẹ có thể chọn đưa con đi dạo, và đi dạo nửa tiếng sau bữa ăn.


Vận động nhiều không chỉ để ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng tích tụ thức ăn mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của cơ thể trẻ và tăng cường vóc dáng.


Bé gái 5 tuổi lâu ngày không lớn, bỗng tăng vọt 8 cm, bác sĩ: Thói quen này hay quá


Vận động thường xuyên có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa ở trẻ. 







Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét