Trở thành “máy phát hiện nói dối” với 4 cách đơn giản

Trở thành “máy phát hiện nói dối” với 4 cách đơn giản



Khi cần phát hiện ra kẻ nói dối, điều quan trọng là phải quan sát hơn là lắng nghe. Dưới đây là 4 bước để bạn có thể trở thành một “máy phát hiện nói dối” trong phút chốc.



Nếu bạn khẳng định rằng bạn không bao giờ nói dối, bạn chính là một kẻ nói dối. Những lời nói dối nhỏ xảy ra thường xuyên hơn so với những gì bạn nghĩ. Một nghiên cứu cho thấy người Mỹ trung bình nói dối khoảng 11 lần mỗi tuần. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý xã hội Cơ bản và Ứng dụng cho thấy 60% người tham gia nghiên cứu không thể trò chuyện 10 phút mà không nói dối ít nhất 1 lần. 


Tại sao chúng ta làm điều đó?


Khi khảo sát hơn 100 nghiên cứu sinh tâm lý hiện đã hoặc đang tham gia trị liệu, tiến sĩ Leslie Martin, trung tâm tư vấn của Đại học Wake Forest, nhận thấy rằng trong số 37% những lời nói dối nhằm “bảo vệ bản thân theo một cách nào đó, phần lớn là để tránh xấu hổ, tránh những cảm xúc đau đớn và tránh bị người khác đánh giá.”


Ví dụ như khi bạn không muốn đi ăn sáng vì đã muộn, bạn có thể nói với đồng nghiệp rằng bạn đang có vấn đề với dạ dày, tiêu hoá…


Làm thế nào để phát hiện ra những lời nói dối?


Rất có thể bạn đang nói dối khá thường xuyên nhưng bạn có biết khi nào mình bị lừa dối không?


Khi cần phát hiện ra kẻ nói dối, điều quan trọng là phải quan sát hơn là lắng nghe. Dưới đây là 4 bước để bạn có thể trở thành một “máy phát hiện nói dối” trong phút chốc.


Thiết lập phân tích cơ bản




Trở thành “máy phát hiện nói dối” với 4 cách đơn giản







“Trong thế giới phân tích hành vi, các quan sát cơ bản là tổng thể của việc quan sát các thuộc tính phi ngôn ngữ khi không có các yếu tố gây căng thẳng hay sự kích hoạt”, Roger Strecker, Giám đốc điều hành của Ternion Risk Mitigation Group, cho biết .



Với những người bạn thân thiết như vợ/chồng, con cái hay bạn bè, việc thiết lập đường cơ bản này đặc biệt dễ dàng.


“Nếu bạn đang sử dụng hành vi trực quan để đánh giá độ tin cậy của một người bạn biết, đường cơ sở này sẽ phát huy tác dụng. Ví dụ, có một số người thường không bao giờ nhìn thẳng vào mắt bạn trong khi những người khác lại không thế. Việc biết ai đó thường trông như thế nào có thể giúp bạn đánh giá tầm quan trọng của những sai lệch so với đường cơ bản đó”, tiến sĩ Wendy L. Patrick, chuyên gia hành vi và là tác giả của tác phẩm “Cách phát hiện kẻ thù, kẻ phá hoại và kẻ tàn nhẫn” chia sẻ.


Nhìn vào mắt họ


Trở thành “máy phát hiện nói dối” với 4 cách đơn giản


Người ta vẫn nói rằng, đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Để phát hiện ra kẻ nói dối, đây là một điểm rất quan trọng.


Một nghiên cứu được tiến hành trên 58 quốc gia cho thấy rằng ánh mắt chán ghét là hành vi mà hầu hết mọi người đều thể hiện khi có liên quan đến sự lừa dối.


Khoa học cho thấy những người nói dối không thường tránh giao tiếp bằng mắt so với những người nói thật. Điều quan trọng cần tìm ở đây chính là chuyển động của mắt lệch so với đường cơ bản.


Strecker cho biết: “Chúng tôi luôn tìm kiếm sự sai lệch so với các phân tích cơ bản – bất cứ điều gì liên quan đến giao tiếp bằng mắt, sự tập trung và thậm chí là sự giãn nở hoặc co lại của đồng tử. Nếu người đó luôn giao tiếp bằng mắt khi bắt đầu cuộc trò chuyện, sau đó thay đổi khi có yếu tố gây căng thẳng hoặc phải trả lời câu hỏi nào đó, hãy lưu ý vì đó có thể là biểu hiện của lừa dối.”


Ông cũng lưu ý rằng việc một người nào đó chớp mắt nhanh hay chậm (thay đổi so với lúc bắt đầu trò chuyện) là điều quan trọng cần quan sát.


Phát hiện nụ cười giả tạo


Trở thành “máy phát hiện nói dối” với 4 cách đơn giản


Theo phân tích tổng hợp, những người nói dối thường mím chặt môi vào nhau, khiến nụ cười của họ trông gượng gạo, căng thẳng. Điều quan trọng là hãy nhìn vào sự kết hợp với mắt, miệng để nhanh chóng phát hiện ra kẻ nói dối. Một người trung thực sẽ cười vui vẻ bằng cả khuôn mặt. Vết nhăn ở mắt chính là biểu thị cho sự trung thực.


Chúng ta có xu hướng không tin tưởng những người tránh giao tiếp bằng mắt, không nhìn thẳng vào mắt mình khi trò chuyện song họ cũng có thể là những người nhút nhát, hay lo lắng. Thay vào đó, hãy tập trung vào đôi mắt của ai đó khi họ cười. Đó là cách tuyệt vời để phát hiện người không trung thực.


Với một nụ cười giả tạo, bạn sẽ nhận ra sự không ăn nhập giữa biểu cảm của phần trên và phần dưới của khuôn mặt. Nếu ai đó miệng cười nhưng mắt lại không biểu hiện cảm xúc đó, cẩn thận vì họ có điều đang che giấu bạn.


Tìm dấu hiệu căng thẳng


Trở thành “máy phát hiện nói dối” với 4 cách đơn giản


Khi bạn khá chắc chắn rằng bạn bè, sếp hoặc thành viên nào đó trong gia đình mình đang nói dối, bạn có thể sẽ muốn đặt ra nhiều câu hỏi hơn để làm rõ nghi vấn này. Hãy quan sát vì rất có thể, họ sẽ có một số thay đổi ngay ở vẻ ngoài.


Strecker cho biết: “Hệ thống limbic và hạch nền là hai thành phần quan trọng của não người kiểm soát quá trình xử lý căng thẳng và các phản ứng khi nói dối mà bạn có thể nhìn thấy. Thông thường, khi não bộ con người bị căng thẳng, nhiệt độ não sẽ tăng lên và biểu hiện dưới dạng mồ hôi trên trán hoặc vùng trên môi. Lúc này, người nói dối có xu hướng chạm vào mặt để làm dịu đi bộ não đang căng thẳng. Họ cũng có thể liên tục gõ tay, chân trong khi lúc trước không như vậy”.


Tất nhiên, một số người bình thường đã có thói quen nghịch tóc hoặc chạm vào mặt song hãy lưu ý đến bất kỳ thay đổi nào về tốc độ chớp mắt, nuốt nước bọt, xoa tay lên mặt, ngáp hay nhịp thở. Tất cả những thay đổi này đều có thể nói rằng người đó đang nói dối.







Theo Bảo Anh. (Theo nbcnews) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét