Đêm tân hôn không thấy dấu hiệu "ngàn vàng", chồng nhiếc móc vợ một lời "tử huyệt"


Đêm tân hôn không thấy dấu hiệu “lần đầu” của người phụ nữ, chồng chị đã tra hỏi căn vặn.



Trong hôn nhân, việc người trong cuộc tôn trọng bạn đời, thấu hiểu và bỏ qua những lỗi lầm của nhau là nền tảng để duy trì hạnh phúc lâu bền. Thế nhưng cuộc sống cơm áo gạo tiền với bao mâu thuẫn phát sinh khiến người vợ hoặc chồng nhiều khi không giữ nổi bình tĩnh, tìm những lời lẽ cay nghiệt để xả bực, cốt làm tổn thương đối phương càng nhiều càng tốt.


Nhiều cặp đôi ly hôn chỉ vì những lý do ban đầu tưởng là lãng xẹt và ngớ ngẩn này, nhưng ngẫm ra đã đánh trúng “tử huyệt” của hôn nhân, làm bạn đời đau đớn và không thể chấp nhận tha thứ.



Buồn thay người chồng hiện tại không tin những điều chị kể là sự thật. Đêm tân hôn không thấy dấu hiệu “lần đầu” của người phụ nữ, chồng chị đã tra hỏi căn vặn. Thật thà kể chuyện ngày xưa, chồng chị lặng thinh không nói gì. Ngày qua ngày, mọi việc tưởng như êm xuôi nhưng hễ khi hai vợ chồng cãi nhau, anh đều nhiếc móc chị là đồ “con đĩ” vì nghi ngờ vợ đã qua lại với người đàn ông khác trước khi về làm vợ anh ta.


Cũng lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé chỉ vì vợ chồng lăng mạ nhau trong cuộc chiến “đấu khẩu” diễn ra thường ngày, giờ nghĩ lại, anh V.T ở Hà Nội vẫn ân hận day dứt. Nếu có cơ hội làm lại, anh sẽ sống bao dung tha thứ nhiều hơn, thay vì chấp nhặt lời xúc phạm của vợ và kiên quyết ra tòa.Khi hai vợ chồng anh chị lấy nhau, anh vẫn đang ở thời ăn nên làm ra.


Nhưng ông trời chẳng mấy khi chiều lòng người. Năm năm sau, khi hai đứa con một trai một gái đẹp như tranh lần lượt ra đời, thì công việc làm ăn của anh đổ bể thất bại. Đương nhiên người vợ trở thành trụ cột chính trong gia đình. Thương vợ phải đảm đương gánh nặng cơm áo, anh V.T đã gắng hết sức chu toàn việc nhà, chăm sóc con cái để chị T.T vợ anh rảnh rang ra ngoài kiếm tiền.


Đêm tân hôn không thấy dấu hiệu Đừng tưởng lời nói gió bay. Ảnh minh họa


Thế nhưng áp lực công việc khiến chị vợ nhiều khi cáu bẳn, không giữ nổi bình tĩnh. Trong một lần anh chị đấu khẩu nhau, chị T.T đã mắng anh là “đồ con đỉa chỉ biết hút máu người”. Chạm đến tự ái đàn ông, anh V.T đã đâm đơn ly dị ngay sau đó, mặc cho chị vợ đã xuống nước xin lỗi và tỏ ra ăn năn hối lỗi.


Vợ chồng đầu gối tay ấp, việc yêu thương tôn trọng nhau hằng ngày hàng giờ chưa bao giờ là đủ. Thế nhưng cũng chính các cặp đôi lại là người gây tổn thương cho nhau nhiều nhất. Thì “yêu nhau lắm cắn nhau đau”, ở với nhau sát cánh nhau từng ngày, cả hai đã nắm chắc được điểm mạnh điểm yếu của đối phương. Khi “khẩu chiến” trong gia đình xảy ra, người vợ hoặc chồng sẽ dùng chính điểm “tử huyệt” của người bạn đời, làm bạn đời càng đau đớn càng tốt, cốt dành phần thắng và sự hả hê về mình.


Trong cơn đau đớn vì bị xúc phạm, “nạn nhân” cuộc khẩu chiến nghĩ đến giải pháp ly dị đầu tiên để tự giải thoát cho chính mình. Nhưng thường khi mọi chuyện lắng xuống, hai bên kiểm soát được cơn giận, hầu hết người trong cuộc đều tự trách giận mình đã cư xử nóng vội, dẫn đến tình trạng tan đàn xẻ nghé.


Tiếc là cái tôi của mỗi người quá lớn, giờ bắt tay làm hòa đối phương thì xấu hổ, nên đành tặc lưỡi “đâm lao phải theo lao”. Thế nên các cặp đôi, nếu điều gì trong cuộc sống tha thứ bỏ qua cho nhau được, nhiều khi người vợ hoặc chồng nên “mắt nhắm mắt mở” mà bỏ qua.


Biết rằng việc hạ cái tôi của mình xuống một bước, chấp nhận sự xúc phạm quá đáng của người bạn đời là điều cực kỳ khó. Giữa hạnh phúc gia đình cùng tương lai con cái – với việc đưa ra hành động nông nổi trong cơn giận ngút ngàn và sau đó là cảnh gia đình ly tán, xin các ông bố bà mẹ hãy vì điều lớn lao hơn mà học cách chấp nhận vả tha thứ cho nhau.


Nguồn: Phụ nữ sức khỏe




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét