Cường kinh là gì? Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?

Cường kinh là gì? Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?



Nếu bạn phải thay băng vệ sinh hàng giờ trong mỗi kỳ kinh nguyệt, rất có thể bạn đang mắc phải chứng cường kinh. Vậy cường kinh là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không?


Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cường kinh và tác động của nó đối với sức khỏe phụ nữ.


Cường kinh là gì? Dấu hiệu nhận biết cường kinh


Cường kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đây là tình trạng ra máu kinh nguyệt ồ ạt với lượng lớn, kéo dài nhiều ngày trong thời gian hành kinh.



Các dấu hiệu nhận biết cường kinh:


  • Máu kinh ra nhiều khiến bạn phải liên tục thay băng vệ sinh

  • Máu kinh nguyệt đóng cục

  • Đau bụng, mệt mỏi

  • Có thể kèm theo rong kinh.



Cường kinh dễ bị nhầm lẫn với rong kinh (rong huyết). Cường kinh là tình trạng ra máu kinh nhiều hơn bình thường. Trong khi đó, rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, dù máu ra nhiều hay ít vẫn gọi là rong kinh. Bạn có thể bị rong kinh và cường kinh cùng một lúc.




Nguyên nhân gây cường kinh 


Cường kinh là gì? Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?



Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cường kinh, bao gồm:


  • Mất cân bằng hormone: Thường xảy ra ở bạn gái tuổi vị thành niên và phụ nữ tiền mãn kinh

  • Polyp cổ tử cung

  • Polyp nội mạc tử cung

  • U xơ tử cung

  • Viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là viêm vùng tiểu khung (gồm viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng…)

  • Ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung

  • Bệnh lupus

  • Các nguyên nhân khác: Cường kinh có thể xảy ra do chị em áp dụng phương pháp tránh thai (uống thuốc tránh thai, đặt vòng, que cấy tránh thai…) không phù hợp hoặc không đúng cách, mắc rối loạn đông máu…

Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?


Cường kinh là gì? Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?



Khi mất máu trong kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ bị mất chất sắt. Nếu bạn bị cường kinh, lượng máu ra quá nhiều trong thời gian ngắn sẽ khiến cơ thể không kịp bù đắp lại lượng sắt mất đi, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Cường kinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ và những người sắp đến tuổi mãn kinh.




Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt cần thiết để sản xuất huyết sắc tố. Trong khi đó, huyết sắc tố (hemoglobin) là một chất nằm trong tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Do đó, thiếu máu thiếu sắt sẽ khiến người bệnh luôn mệt mỏi, dễ chóng mặt và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.




Làm sao để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt do cường kinh?


Để giảm nguy cơ cường kinh gây thiếu máu thiếu sắt, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách ngay khi có dấu hiệu cường kinh. Bên cạnh đó, chị em cần:


  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thực phẩm giàu chất sắt (thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh lá đậm như cải bó xôi, rau muống, rau ngót…); thực phẩm giàu vitamin C (Cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, ớt chuông, cà chua…)

  • Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập nhẹ nhàng để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt

  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín tốt, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt

  • Sử dụng viên uống bổ sung sắt. Đây là cách hiệu quả giúp bạn nhanh chóng bù đắp lượng sắt mà cơ thể thiếu hụt.

Nhiều chị em vẫn chưa quan tâm đúng mức về chu kỳ kinh nguyệt cũng như sức khỏe phụ khoa. Điều này dẫn đến tình trạng chỉ khi gặp các triệu chứng nặng mới đi khám. Để mọi thứ không quá muộn, mời bạn theo dõi chia sẻ của PGS. TS. BS. Đặng Thị Hà – Nguyên trưởng khoa phụ sản bệnh viện Đại học Y dược cơ sở 2 về chu kỳ kinh nguyệt cũng như các vấn đề liên quan đến cường kinh trong video sau:




Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cường kinh là gì và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe phụ nữ. Bạn cần theo dõi chu kỳ của mình thường xuyên và khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề phụ khoa tiềm ẩn.


Cường kinh là gì? Cường kinh có gây thiếu máu thiếu sắt?



Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Nguồn: Hello Bác sĩ




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét