Còn giữ 9 lối suy nghĩ này, thu nhập cao đến đâu cũng mãi chẳng thể giàu

Còn giữ 9 lối suy nghĩ này, thu nhập cao đến đâu cũng mãi chẳng thể giàu



Những lối suy nghĩ này đã khiến rất nhiều người gặp phải vấn đề về tiền bạc. Từ bỏ chúng càng sớm càng tốt là điều bạn cần làm để nhanh chóng xây dựng tài chính tự do.



“Tôi có quyền đối xử tử tế với bản thân”


Đôi khi chúng ta tự an ủi mình bằng cách nói: “Đây là một giai đoạn khó khăn và tôi cần làm vậy để đối xử tốt với bản thân mình.” Việc chi tiêu này chỉ hợp lý khi bạn có đủ tiền, tài chính ổn định.


Tất nhiên, chúng ta cần làm những điều khiến cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn phải dốc hết số tiền mình có. Không phải khoản chi nào cũng đem lại cho bạn hạnh phúc lâu dài, thậm chí một số còn khiến bạn gặp áp lực nhiều hơn trong tương lai khi đối mặt với nợ nần.


“Tôi chỉ sống một lần”


Còn giữ 9 lối suy nghĩ này, thu nhập cao đến đâu cũng mãi chẳng thể giàu


Đây là câu nói biện minh của rất nhiều người trước khi họ “đốt” hết những gì mình có. Có một sự thật trong điều này là chúng ta thực sự không biết điều gì đang chờ đợi mình vào ngày mai và đó là lý do vì sao tiết kiệm tiền lại quan trọng.


Tiết kiệm không có nghĩa là bạn phải sống thật khắc khổ để dành dụm tiền. Điều quan trọng là chúng ta cần biết cách chi tiêu thông minh, nhận định được đâu là khoản mình nên chi, đâu là khoản nên bỏ qua vì không thực sự xứng đáng. Hãy bắt đầu quan tâm đến tương lai xa càng sớm càng tốt và bắt đầu một tài khoản tiết kiệm thay vì tiêu tiền thiếu suy nghĩ.


“Đó là một dịp đặc biệt mà tôi không nên bỏ qua”


Cuộc sống của chúng ta sẽ có những sự kiện khác nhau trong đời và tuỳ theo các tình huống khác nhau mà bạn cần phân biệt được khi nào các khoản chi là thực sự cần thiết và khi nào nên bỏ qua để không lãng phí tiền bạc.


Sẽ tốt hơn khi bạn suy nghĩ trước về tất cả các tình huống và lập ra quy định cho chính mình, khi nào chi tiêu thì hợp lý và khi nào thì không. Nếu thiết bị gia dụng của bạn bị hỏng, bạn cần mua cái mới để phục vụ nhu cầu sử dụng, không phải vì đó là một ngày đặc biệt nên bạn nhất định phải chi tiền.


“Tôi kiếm được số tiền này rất dễ, hãy để tôi tiêu nó một cách thoải mái”


Còn giữ 9 lối suy nghĩ này, thu nhập cao đến đâu cũng mãi chẳng thể giàu


Một sai lầm phổ biến khác là lối chi tiêu dễ dàng không cần suy nghĩ. Trong trường hợp này, tốt hơn hết bạn nên suy nghĩ trước về cách chi tiêu sao cho hợp lý nhất. Ngay cả khi bạn có xuất phát điểm tốt, có được tài sản một cách dễ dàng thì lối tiêu tiền không suy nghĩ, ném tiền qua cửa sổ cũng sẽ nhanh chóng khiến bạn rơi vào túng thiếu.


“Cả đời cưới có 1 lần, vay tiền cũng có sao đâu”


Câu nói “Đám cưới chỉ có một lần trong đời” nghe như một câu thần chú kỳ diệu, khiến ai đó sẵn sàng vay tiền để đầu tư cho một đám cưới xa hoa không trong tầm khả năng. Đám cưới thực sự là một sự kiện quan trọng nhưng đó không phải là dịp sẽ mang lại cho bạn nhiều tiền hơn.


Khi đám cưới kết thúc, khoản vay sẽ ở lại với bạn và bạn sẽ bắt đầu cuộc sống vợ chồng của mình với khoản nợ không cần thiết. Đây chắc chắn không phải là điều mà những người yêu nhau muốn ở cuộc sống vợ chồng. Hơn nữa, bạn cần nhớ rằng những bất đồng về tiền bạc là một trong những lý do chính dẫn đến cãi vã giữa các cặp vợ chồng.


“Đang được giảm giá kìa!”


Còn giữ 9 lối suy nghĩ này, thu nhập cao đến đâu cũng mãi chẳng thể giàu


Chúng ta có xu hướng bảo vệ những lựa chọn của mình trước bản thân và những người khác. Khi mua một thứ đắt tiền, chúng ta thường cảm thấy có lỗi và tự biện minh cho mình bằng cách nói hoặc nghĩ: “Thực ra thì mình đã mua được với giá tốt mà. Sản phẩm đó đang được giảm giá”.


Khi bạn thấy mình đang ở trong một cửa hàng giảm giá, điều quan trọng là đừng hòa mình vào cảm giác phấn khích của mọi người. Tốt hơn hết bạn nên có một danh sách những thứ cần mua và bám sát danh sách đó, không mua thêm những thứ khác chỉ vì đang được giảm giá. Bên cạnh đó, bạn có thể tự hỏi mình: “Liệu mình có mua thứ này nếu không được giảm giá không?”


“Cần gì phải xem xét nhiều, cứ đắt hơn là tốt hơn”


Đôi khi, chúng ta muốn chi một số tiền lớn hơn để theo đuổi xu hướng. Ví dụ: Khi muốn thay thế các thiết bị của mình, chúng ta dễ có xu hướng muốn chọn những thứ đắt tiền nhất mà không cần kiểm tra các đặc tính và chỉ nhìn vào tên thương hiệu nổi tiếng để quyết định. Tất nhiên, tại thời điểm mua hàng, chúng ta nghĩ rằng chúng thật hay ho, mình sẽ sử dụng tất cả tính năng đó. Thêm nữa, việc thanh toán cho tất cả các mặt hàng mới này bằng thẻ tín dụng càng khiến chúng ta “mạnh tay” chi hơn.


Thế nhưng, sau một thời gian, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng mình đã thực sự chi quá nhiều tiền cho sản phẩm đó mà chưa bao giờ thực sự sử dụng hết tính năng. Đó là cách hoạt động của “hiệu ứng mồi nhử”.


Lối suy nghĩ muốn có được mọi thứ ngay và luôn thay vì suy nghĩ kỹ càng hơn, tìm hiểu nhận xét và so sánh giữa các thương hiệu chính là sự lãng phí tiền bạc.


“Dù gì tôi cũng sẽ thanh toán bằng thẻ tín dụng, có đáng mấy đâu”


Một giao dịch mua giá trị nhỏ được thanh toán bằng thẻ tín dụng dễ khiến bạn có cảm giác như không đáng là bao. Ví dụ như khi bạn chi 1,5 triệu đồng cho mỹ phẩm, dường như số tiền đó không đáng là bao khi giới hạn thẻ tín dụng của bạn là 15 triệu. Tuy nhiên, nếu thực hiện bằng thanh toán khác như tiền mặt, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác khác.


Sức mạnh của thẻ tín dụng là nó tách biệt niềm vui mà chúng ta nhận được khi mua hàng và cảm giác tiếc nuối khi phải chia tay những đồng tiền của mình. Bạn sẽ có thể kiểm soát chi tiêu của mình tốt hơn bằng cách chỉ rút ra một số tiền nhất định cho mỗi tuần và sử dụng tiền mặt để thanh toán mọi thứ, trong hạn mức đã đặt ra.


“Tháng trước tôi đã tiết kiệm rồi nên giờ giờ tôi có thể chi tiêu nhiều hơn”


Còn giữ 9 lối suy nghĩ này, thu nhập cao đến đâu cũng mãi chẳng thể giàu


Thật tốt khi ai đó có thể tiết kiệm hiệu quả chi phí cho đi lại hay ăn hàng. Điều này sẽ giúp bạn trân trọng hơn những đồng tiền mình đã kiếm được, tạo được khoảng cách giữa những gì kiếm được và chi ra.


Tuy nhiên, đó không phải là lý do bạn nên phá bỏ những thành quả đã đạt được. Tâm lý “đã tiết kiệm tốt nên bây giờ được chi tiêu thoải mái” sẽ khiến bạn mất kiểm soát với chi tiêu của mình và điều này dễ khiến bạn rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.


Lập ngân sách sách là điều tốt và nó cần được thực hiện lâu dài, bám sát theo những gì bạn đã đề ra.






Theo Bảo Anh. (Theo Brightside) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét