Trẻ nhỏ đến một độ tuổi nào đó cần phải được ngủ giường riêng, điều này là cần thiết để rèn luyện tính độc lập và tự chủ cho con.
Việc cho con ngủ chung giường hay không luôn là vấn đề gây tranh cãi, nhiều cha mẹ có quan điểm hiện đại cho rằng nên để trẻ riêng đề rèn tính độc lập. Trên thực tế, ở các nước phương Tây, từ khi còn đang ở độ tuổi sơ sinh, các con đã được cha mẹ cho ngủ riêng, điều này khác với truyền thống tại một số nước phương đông như Việt Nam, con cái thường ngủ chung với cha mẹ.
Không thể phủ nhận việc trẻ nhỏ ngủ chung với cha mẹ mang đến nhiều lợi ích tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ khi đến độ tuổi nhất định, cha mẹ nên để trẻ ngủ riêng để phù hợp hơn với nhu cầu phát triển tâm sinh lý của con.
Chị Vương là một bà mẹ đơn thân, hiện đang sinh sống cùng con trai 13 tuổi tại Trung Quốc, sau khi ly hôn chồng chị Vương và con trai sống nương tựa vào nhau, chị rất yêu thương và hiếm khi để cậu bé tách rời mẹ. Vì lo lắng con ở một mình nên dù con đã 13 tuổi nhưng chị Vương vẫn cho con ngủ chung với mình.
Đến một ngày chị Vương nhận thấy con trai đang bắt đầu thay đổi tâm sinh lý khi bước vào tuổi dậy thì, vì vậy chị quyết định để cậu bé ngủ riêng phòng. Chị Vương cũng đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn về phương pháp nuôi dạy con đúng đắn, bởi cậu bé thiếu vắng tình thương của cha, và gắn bó nhiều với mẹ.
Sự bảo bọc, yêu thương quá mức của cha mẹ có thể khiến khả năng tự lập của trẻ kém đi sinh ra tâm lý phụ thuộc, và ỷ lại từ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia cho biết, tình thương của cha mẹ là phương pháp hữu hiệu để giúp con phát triển, tuy nhiên nếu cha mẹ có những sai lầm trong cách giáo dục con có thể khiến việc nuôi dạy con bị phản tác dụng.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong trường hợp của chị Vương, bắt nguồn từ sự thiếu vắng tình thương của người cha, chị Vương cố gắng bù đắp bằng cách bảo bọc, yêu thương quá mức nếu kéo dài thêm nữa có thể khiến trẻ dễ mắc hội chứng Oedipus, sinh ra tâm lý phụ thuộc, ỷ lại và có xu hướng phát triển tình cảm sâu sắc với mẹ.
Vậy cha mẹ nên làm gì để phòng tránh việc trẻ mắc hội chứng Oedipus cũng như các bệnh tâm lý khác, dưới đây là thông tin hữu ích cha mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ phát triển toàn diện và lành mạnh.
Cho trẻ ngủ chung trong thời gian dài tăng khả năng mắc hội chứng Oedipus
Đây là một thuật ngữ được Sigmund Freud (nhà tâm lý học nổi tiếng người Áo) sử dụng trong học thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục, mô tả cảm giác khao khát của một đứa trẻ dành cho người cha mẹ khác giới của chúng và cảm giác ghen tỵ, giận dữ với người cha mẹ cùng giới.
Về cơ bản, một cậu bé sẽ cảm thấy mình đang phải chiến đấu với cha để có được mẹ, trong khi đó, bé gái sẽ cảm thấy mình như đang đối đầu với mẹ để chiếm được tình yêu thương của cha. Theo Freud, trẻ coi cha mẹ cùng giới tính là một kẻ thù phải chiến đấu để có được sự chú ý và tình cảm của người cha mẹ khác giới kia.
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra phức cảm Oedipus. Trong đó có việc cha mẹ quá gần gũi với con, khi con đã có những nhận thức về giới tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra phức cảm này. Trong đó có việc cha mẹ quá gần gũi với con, khi con đã có những nhận thức về giới tính. Chẳng hạn như việc tắm chung, ngủ chung, thay quần áo trước mặt con,…
Thứ hai là việc thiếu vắng tình cảm cha mẹ cũng khiến trẻ bị mắc phức cảm này. Hay việc cha mẹ quá nghiêm khắc cũng khiến trẻ bị tổn thương và dựa dẫm vào người còn lại. Nguyên nhân thứ ba, trẻ có thể bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, như phim ảnh, mạng xã hội, truyện tranh,…
Các chuyên gia cho biết khi trẻ đã đến một độ tuổi nhất định, cha mẹ nên trang bị cho con những kiến thức về giới tính, kỹ năng sống cơ bản, đặc biệt là nên cho trẻ ngủ riêng để tránh tình trạng trẻ mắc phải hội chứng Oedipus.
Những ảnh hưởng trẻ dễ gặp phải nếu ngủ cùng cha mẹ trong thời gian dài
Một số trẻ lớn tuổi nhưng vẫn ngủ cùng cha mẹ có thể tạo ra những ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt sinh lý và cả tâm lý của trẻ sau:
Ảnh hưởng đến cuộc sống của cha mẹ
Trẻ ngủ cùng cha mẹ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết tình cảm riêng tư của cha mẹ. Việc vợ chồng không đáp ứng được nhu về tình cảm quá lâu sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống thường ngày của các cặp vợ chồng.
Nếu các cặp vợ chồng không có sự gắn kết sẽ dễ dẫn đến bất hòa trong gia đình, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân cũng như sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Thêm vào đó, trẻ em từ 3 tuổi đã bắt đầu nhận thức về giới tính, nếu trẻ vô tình nhìn thấy những cảnh thân mật của cha mẹ, hoặc xem một số nội dung và video không phù hợp với trẻ em, điều này sẽ có ảnh hưởng rất xấu đến tâm lý.
Trẻ ngủ cùng cha mẹ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết tình cảm riêng tư của cha mẹ.
Dẫn đến tính độc lập của trẻ kém
Nếu một đứa trẻ ngủ với cha mẹ khi còn ở tuổi thiếu niên, điều đó chứng tỏ trẻ khó tự lập, cảm thấy bất an khi không có cha mẹ ở bên. Những đứa trẻ trưởng thành trong môi trường này sẽ khó thích nghi với xã hội vì tính tự lập quá kém.
Do đó, khi trẻ đến một độ tuổi nhất định cha mẹ nên tập cho bé làm quen với việc ngủ một mình để bé có thể tự lập sớm. Điều này có lợi cho sự phát triển của bé, là nhân tố giúp trẻ hình thành tính cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ, không phụ thuộc và dựa dẫm vào cha mẹ.
Dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ em
Trẻ bắt đầu có nhận thức về giới tính vào khoảng năm 3 tuổi. Lúc này trẻ bắt đầu nhận thức được giữa nam và nữ có sự khác biệt, tuy nhiên những khác biệt này đối với các em vẫn còn rất mơ hồ.
Nếu một bé trai trên sáu tuổi vẫn ngủ với mẹ, bé có khả năng mắc chứng Oedipus. Ở tuổi thiếu niên, trẻ sẽ dần nhận thức về giới tính, nếu vẫn ngủ với cha mẹ khác giới thì dễ xảy ra hiện tượng dậy thì sớm.
Khi trẻ đến một độ tuổi nhất định cha mẹ nên tập cho bé làm quen với việc ngủ một mình để con có thể tự lập sớm.
Cách tập cho bé ngủ riêng hiệu quả
Đến một độ tuổi nào đó, trẻ cần phải được ngủ giường riêng, điều này là cần thiết để rèn luyện tính độc lập và tự chủ cho các bé.
Chia giường trước rồi mới chia phòng
Nhiều đứa trẻ đã ngủ với cha mẹ từ khi còn nhỏ, nếu đột nhiên được đòi vào phòng riêng để ngủ riêng, chắc chắn bé sẽ cảm thấy sợ hãi, vì vậy vấn đề cho ngủ phòng riêng không nên vội vàng.
Cha mẹ có thể chia giường trước rồi mới chia phòng, tạo cho con cảm giác an toàn, làm quen với việc ngủ một mình. Đồng thời lúc này cha mẹ vẫn có thể chăm sóc trẻ khi cần.
Cha mẹ có thể chia giường trước rồi mới chia phòng, tạo cho con cảm giác an toàn, làm quen với việc ngủ một mình.
Không khóa cửa phòng của cha mẹ
Khi trẻ bắt đầu ngủ riêng phòng, cha mẹ có thể để cửa không khóa và dặn con nếu có việc gì thì đến tìm mẹ.
Điều này mang lại cho đứa trẻ cảm giác an toàn ở một mức độ nhất định, và việc ngủ chung giường riêng sẽ dễ chấp nhận hơn.
Cung cấp các vật dụng hỗ trợ
Đa số trẻ em đều dễ sợ bóng tối và có trí tưởng tượng mạnh mẽ, vì thế trẻ có thể tự khiến mình sợ hãi bởi những điều không có thật: quái vật dưới gầm giường, ma trong góc phòng, trộm ngoài cửa sổ.
Vì thế, để giúp trẻ có thể tự trấn an chính mình, giảm bớt nỗi sợ hãi, cha mẹ có thể đặt con búp bê, món đồ chơi yêu thích của trẻ bên cạnh giường của trẻ để cùng trẻ đi vào giấc ngủ. Với sự đồng hành của những thứ mà bản thân thích, đứa trẻ cũng sẽ loại bỏ cảm giác sợ hãi và cô đơn nhất định.
Trước thời gian đi ngủ, mẹ có thể ngồi cạnh con một lúc, đọc cho trẻ nghe một vài câu chuyện hoặc hát ru để trẻ dần dần thiếp đi.
Kèm trẻ trước khi đi ngủ
Những ngày đầu tiên khi tách trẻ ngủ giường riêng quả thật rất khó khăn, vì trẻ chưa quen ngay với điều đó, trẻ có thể khóc lóc và đòi cha mẹ.
Do đó, mẹ có thể ngồi cạnh con một lúc, đọc cho trẻ nghe một vài câu chuyện hoặc hát ru để trẻ dần dần thiếp đi.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét