Canh là món ăn đơn giản, dễ ăn với trẻ nhưng có một số món canh mẹ không nên cho con dùng nhiều vì có thể khiến trẻ chậm phát triển.
Canh là một trong những món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt, nhiều bà mẹ còn có thói quen chan canh vào cơm cho con để bé dễ ăn hơn.
Một số ông bố bà mẹ khác mới tập ăn dặm cho con chưa biết cách dùng thức ăn bổ sung cho trẻ nên học tập theo cách làm của thế hệ ông bà. Tuy nhiên một số cách làm của các thế hệ trước chưa được khoa học kiểm chứng, nếu áp dụng có thể khiến trẻ chậm phát triển.
Cô bé Hân Hân năm nay 4 tuổi, sống cùng gia đình tại Trung Quốc, vì cha mẹ cô bé bận rộn nên đưa Hân Hân về quê để bà ngoại chăm sóc, bà ngoại vì tận dụng thời kỳ phát triển nhanh của cháu để Hân Hân cao lớn hơn, phát triển tốt nên cho cô bé ăn nhiều món canh khác nhau để bổ sung dinh dưỡng như canh cá, canh gà, canh sườn…
Nhiều bậc phụ huynh vì muốn con phát triển nhanh hơn mà ép con ăn nhiều món canh khác nhau, tạo gánh nặng cho dạ dày của trẻ. (Ảnh minh họa)
Cả ông bà ngoại thay phiên nhau dỗ dành Hân Hân ăn cơm với canh, được vài ngày thì cô bé bắt đầu khó chịu không muốn uống thêm canh, sau đó bụng cô bé căng phồng và đột nhiên bắt đầu sốt.
Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện ra rằng Hân Hân khó tiêu và ăn không ngon, nguyên nhân là do trong một thời gian ngắn cô bé bị ép ăn nhiều loại canh khác nhau, chứa nhiều dầu mỡ. Bác sĩ khuyến cáo cơ thể trẻ nhỏ rất mỏng manh, nhất là tỳ vị, dạ dày, thức ăn nên chuyển dần từ lỏng dần dần thành cơm như người lớn,
Một số món canh canh chứa nhiều dầu mỡ, trẻ ăn vào sẽ gây khó tiêu, thiếu hụt tỳ vị nên tích tụ thức ăn trong dạ dày. Đồng thời làm loãng axit dịch vị, tạo thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa và dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Canh là món ăn đơn giản, dễ ăn với trẻ nhưng có một số món canh mẹ không nên cho con dùng nhiều vì có thể khiến trẻ chậm phát triển. Dưới đây là 3 món canh mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Canh gà
Thịt gà ngon và giàu đạm, canh gà cũng là món ăn ưa thích của nhiều người, màu vàng của thịt gà càng tạo thêm bắt mắt cho món ăn. Tuy nhiên, những người có chức năng tiêu hóa yếu, đường tiêu hóa kém như trẻ em, người già rất dễ bị tiêu chảy nếu uống nhiều canh gà, mang lại gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày.
Cho dù là canh cá, canh gà hay canh xương, sau một thời gian dài đun sôi, một số chất béo, vitamin, axit amin và một lượng nhỏ muối vô cơ sẽ bị rửa trôi và hòa tan trong súp, thời gian đun sôi lâu cũng sẽ làm tăng hàm lượng purin. Uống quá nhiều nước canh có thể gây tăng axit uric máu và làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh nhân gút.
Trẻ mới biết đi, người già, người có đường tiêu hóa yếu, uống nhiều canh sẽ làm giảm ăn các thức ăn khác dẫn đến không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng khác và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những người có chức năng tiêu hóa yếu, đường tiêu hóa kém như trẻ em, người già rất dễ bị tiêu chảy nếu uống nhiều canh gà, mang lại gánh nặng lớn cho lá lách và dạ dày.
Gói canh gia vị có sẵn
Từ xa xưa đã có câu “Uống canh để bồi bổ cơ thể” thỉnh thoảng mẹ có thể làm canh xương, canh cá cho trẻ, tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ trẻ không đủ kiên nhẫn và thời gian để nấu món canh cho con trong vài giờ thay vào đó mua các gói canh gia vị có sẵn.
Loại canh này chứa nhiều chất phụ gia và không dễ kiểm soát nồng độ, rất dễ làm tổn thương lá lách và dạ dày của trẻ, gây ra rối loạn tiêu hóa, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và dinh dưỡng của trẻ.
Canh thảo dược (thuốc bắc)
Với mức sống ngày càng được nâng cao, nhiều cha mẹ hiện nay ngày càng chú trọng hơn đến việc giữ gìn sức khỏe, ngâm các loại trà thơm, tẩm bổ các loại thuốc bắc cho trẻ, tuy nhiên cơ thể trẻ vẫn con non nớt trong khi đó các loại thuốc bắc chứa nồng độ dưỡng chất cao.
Việc dùng thuốc bắc để bồi bổ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho tỳ, dạ dày, thận, ngược lại trẻ dễ bị tích tụ thức ăn, tỳ vị hư yếu.
Bổ sung dinh dưỡng và thúc đẩy sự phát triển cho trẻ thôi chưa đủ, chỉ chăm chỉ ăn uống thôi chưa đủ, cha mẹ cần quan tâm đến việc trẻ hấp thụ các món dinh dưỡng đó như thế nào, tránh tình trạng trẻ ăn nhiều nhưng vẫn không lớn.
Cha mẹ nên thường xuyên đổi thực đơn, cho trẻ ăn xen kẽ nhiều loại món ăn khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của trẻ, đồng thời điều hòa dạ dày và hức năng tiêu hóa, giảm các vấn đề thường gặp của trẻ như táo bón, tiêu chảy và tích tụ thức ăn trong dạ dày.
Cha mẹ nên thường xuyên đổi thực đơn, cho trẻ ăn xen kẽ nhiều loại món ăn khác nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của trẻ một cách tự nhiên.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét