4 bài học tiền bạc sâu sắc ai cũng cần ngẫm ra từ đại dịch

4 bài học tiền bạc sâu sắc ai cũng cần ngẫm ra từ đại dịch



Với tình trạng mất việc làm và cắt giảm lương trở nên phổ biến, tất cả chúng ta buộc phải sống gần hơn với nhu cầu cơ bản của mình. Nếu tạo dựng được lối sống tiết kiệm, dưới khả năng của mình, bạn sẽ dễ dàng hơn để thích nghi so với một người có thói quen tiêu xài hoang phí.



Đại dịch COVID 19 thực sự là một hồi chuông cảnh tỉnh với chúng ta trên nhiều phương diện. Từ góc độ tài chính cá nhân, nó nhắc nhở chúng ta về nhiều điều mà chúng ta đều nhận thức được nhưng lại thường quên đi hay không quan tâm đến. Giờ thì điều quan trọng là chúng ta cần học hỏi được những điều đáng giá từ khoảng thời gian này và khắc sâu vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.


Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về 4 bài học tài chính cá nhân quan trọng học được trong đại dịch và bản thân nên làm gì để ngăn chặn được những sai lầm như vậy không diễn ra trong tương lai.


Bài học 1: Có quỹ khẩn cấp là điều cần thiết




4 bài học tiền bạc sâu sắc ai cũng cần ngẫm ra từ đại dịch







Trong những thời điểm không chắc chắn, việc có một quỹ khẩn cấp chính là sự hỗ trợ tài chính rất quan trọng. Cũng như chính tên gọi, quỹ khẩn cấp là khoản tiền được giữ lại cho những trường hợp khẩn cấp. Trong đại dịch, đó có thể là một trường hợp khẩn cấp về y tế hay không may bạn bị mất việc, giảm lương… Nếu không có quỹ khẩn cấp và bạn không may bị cho thôi việc do đại dịch, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng khó khăn, không thể trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày cho đến khi có việc làm mới và mắc nợ.


Vì vậy, khi điều kiện cho phép, hãy luôn đảm bảo bạn chuyển một phần thu nhập của mình sang quỹ khẩn cấp. Không có con số cụ thể nào là phù hợp với tất cả mọi người. Nhìn chung, theo các chuyên gia, bạn nên có trong quỹ khẩn cấp số tiền tương đương tối thiểu 6 tháng chi phí sinh hoạt. Con số này có thể tăng lên mức nào là phụ thuộc vào mức độ ổn định công việc của bạn, số người phụ thuộc, tình trạng sức khoẻ…



Hãy nhớ rằng, trong trường hợp khẩn cấp, mỗi đồng tiền đều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn chỉ dành 200 nghìn/tháng cho quỹ này, sau 1 năm bạn cũng đã có 2,4 triệu đồng trong quỹ khẩn cấp.


Bài học 2: Tất cả chúng ta đều có thể tiết kiệm nhiều hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ mình có thể


4 bài học tiền bạc sâu sắc ai cũng cần ngẫm ra từ đại dịch


Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chúng ta buộc phải quen với cuộc sống mới không ăn uống ngoài hàng, không đi xem phim, hạn chế mua sắm… Chúng ta dần quen với việc tự nấu ăn tại nhà và tìm kiếm những trò giải trí khác không ở đâu xa. Các thẻ tư cách thành viên phòn tập cũng không còn cần thiết khi chúng ta nhận ra mình vẫn có thể luyện tập tốt khi ở nhà. Và tất cả những điều này đã giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều tiền hơn.


Có nhiều người trước đây luôn nói rằng thu nhập của họ chẳng đáng là bao, ăn tiêu còn chưa đủ, sao dám nói đến tiết kiệm. Tuy nhiên khi dịch bệnh xuất hiện, họ buộc phải thay đổi lối sống và nhận thấy hoá ra trước giờ mình vẫn luôn có nhiều khoản chi không cần thiết.


Vấn đề là, rồi một ngày khi mọi thứ bình thường trở lại, chúng ta sẽ có thể ra ngoài ăn, có thể tiếp tục mua sắm và thực hiện các hoạt động giải trí tốn kém. Điều quan trọng đặt ra lúc này là bạn sẽ trở lại với thói quen tiêu tiền trước đây hay sẽ rèn cho mình tiết kiệm thành thói quen cho những ngày sắp tới.


Bài 3: Đa dạng hóa các khoản đầu tư


4 bài học tiền bạc sâu sắc ai cũng cần ngẫm ra từ đại dịch


Một nhà đầu tư có danh mục đầu tư đa dạng không chỉ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn có thể tận dụng được khi tình hình thị trường có nhiều biến động. Các loại tài sản khác nhau sẽ hoạt động tốt vào những thời điểm khác nhau và việc có chúng trong danh mục đầu tư của bạn chính là bảo hiểm cho sự rủi ro.


Ví dụ: Giá vàng đã trì trệ trong một thời gian dài trước khi bắt đầu đi lên. Trong khi đó, giá cổ phiếu lại tăng khi vàng đi xuống và rồi giảm giá trong khi vàng lấy lại đà tăng trưởng.


Bạn cần cân đối lại danh mục đầu tư của mình khi có bất kỳ loại tài sản nào tăng hoặc giảm và thay đổi tỷ lệ sao cho phù hợp. Đầu tư bao nhiêu vào loại tài sản nào còn tuỳ thuộc vào sự nghiên cứu và chấp nhận rủi ro của bạn.


Bài học 4: Không có công việc nào là luôn đảm bảo cho tương lai


4 bài học tiền bạc sâu sắc ai cũng cần ngẫm ra từ đại dịch


Nếu bạn có một công việc và không bị giảm lương hay bất cứ tình huống nghiêm trọng nào khi đại dịch xảy ra, hãy coi mình là người may mắn. Khi nhìn ra xung quanh, bạn sẽ thấy nhiều bạn bè và người quen của mình đã bị cho thôi việc và đang sống khó khăn bằng những đồng tiền tiết kiệm.


Nhớ rằng, không có công việc nào là luôn đảm bảo cho cuộc sống tương lai của bạn. Hai điều đóng vai trò đem lại sự ổn định cho bạn trong những thời khắc khó khăn chính là không mắc nợ lãi cao và biết sống tiết kiệm. Đây là lý do vì sao:


Tránh nợ lãi cao


Nợ lãi suất cao như thẻ tín dụng hay khoản vay cá nhân sẽ gây hại đến sức khỏe tài chính của bạn ngay cả khi bạn có thu nhập ổn định. Vì vậy, hãy tưởng tượng xem nó sẽ khiến bạn khổ sở thế nào khi tình hình tài chính gặp vấn đề, thu nhập bị cắt giảm. Nếu bạn không thể thanh toán đúng hạn, lãi suất chồng chất có thể khiến số nợ ngày một tăng thêm và sẽ mất nhiều năm để một người thoát khỏi khoản nợ như vậy.


Sống dưới khả năng của mình


Lối sống tiết kiệm, dưới khả năng của mình sẽ đem lại cho bạn lợi ích về lâu về dài. Bạn sẽ nhận thức được rõ hơn về nhu cầu cơ bản của mình là gì còn đâu chỉ là thứ mong muốn. Có thể đó là điều bạn luôn biết nhưng việc có lương để nhận hàng tháng khiến chúng ta quên đi và cho rằng mọi thứ đều là cần thiết với mình.


Mọi thứ đã thay đổi sau đại dịch. Với tình trạng mất việc làm và cắt giảm lương trở nên phổ biến, tất cả chúng ta buộc phải sống gần hơn với nhu cầu cơ bản của mình. Nếu tạo dựng được lối sống tiết kiệm, dưới khả năng của mình, bạn sẽ dễ dàng hơn để thích nghi so với một người có thói quen tiêu xài hoang phí.







Theo Bảo Anh. (Theo etmoney) (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét