Đưa vợ đi sinh, Tự Long không dám nhìn ai, tả cảnh chị em đau đẻ như… thời tiền sử

Đưa vợ đi sinh, Tự Long không dám nhìn ai, tả cảnh chị em đau đẻ như… thời tiền sử



Kỉ niệm cùng vợ vào khoa Sản, chứng kiến nhiều bà bầu cùng đau đẻ khiến nghệ sĩ Tự Long khó quên.



Có lẽ đã nghe kể nhiều về việc đau đẻ vật vã thế nào, khủng khiếp ra sao nhưng “cánh mày râu” khi tận mắt chứng kiến cảnh đó sẽ vẫn phải choáng váng. Mới đây, nghệ sĩ Tự Long đã thu hút đông đảo sự chú ý khi chia sẻ về trải nghiệm đưa vợ đi sinh, được chứng kiến hình ảnh chân thực của chị em trong “thánh địa khoa Sản”.


Nghệ sĩ Tự Long “tái hôn” vào tháng 5/2015. Vợ anh tên Minh Nguyệt, là giảng viên Đại học Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội, nổi tiếng xinh xắn, đảm đang. Tháng 10/2015, cặp đôi chào đón con gái đầu lòng. Đến tháng 3/2019, Minh Nguyệt hạnh phúc chia sẻ thông tin đã mang bầu bé thứ 2. Đây là việc nằm ngoài kế hoạch của vợ chồng cô bởi theo dự tính phải đến năm 2020 họ mới sinh em bé thứ 2. Dù vậy, khi báo tin với ông xã Tự Long, anh đã rất hạnh phúc và bình tĩnh đón nhận điều đó đúng như câu “Con cái là của trời cho”. 




Đưa vợ đi sinh, Tự Long không dám nhìn ai, tả cảnh chị em đau đẻ như… thời tiền sử







Đưa vợ đi sinh, Tự Long không dám nhìn ai, tả cảnh chị em đau đẻ như… thời tiền sử


Nghệ sĩ Tự Long bên vợ con.


Minh Nguyệt hạ sinh bé thứ 2 vào ngày 7/9/2019 bằng phương pháp sinh thường. Nghệ sĩ Tự Long đã cố gắng sắp xếp công việc để có thể đồng hành cùng vợ trong ca sinh. Chính vì vậy, anh mới có thể chia sẻ lại câu chuyện đưa vợ đi đẻ trong chương trình “Ký ức vui vẻ” mới đây. 


Anh nói: “Không dám nhìn ai hết, bởi vì vào đấy nói chung là… Nó như thời tiền sử hết rồi. Nhiều cái em không thể hình dung nổi. Có nhiều người đau đẻ là chửi từ đầu đến cuối. Chửi cả bác sĩ, chửi hết, gặp ai chửi người đấy”.



Miêu tả cảnh các sản phụ đi lại trong lúc chờ sinh, Tự Long nói thêm: “Mà đi lại thì buồn cười lắm… Cứ: “Lúc sướng thì nó không gọi mình”. Cứ như thế khắp phòng dài thế mà không phải một bà như vậy. Đấy nó bi hài cực luôn, cười cũng không dám cười. Tại vì sợ người ta bảo mình vô duyên”.


Đưa vợ đi sinh, Tự Long không dám nhìn ai, tả cảnh chị em đau đẻ như… thời tiền sử


Đưa vợ đi đẻ, nghệ sĩ Tự Long miêu tả “vào đấy như thời tiền sử hết rồi”.


Nhiều người cho rằng với tính cách thích “hóng hớt” như Tự Long thì chắc khi đưa vợ đi đẻ sẽ chẳng ngồi yên một chỗ với vợ mà phải chạy đi ngó nghiêng. Vậy nhưng nam danh hài lại cho biết: “Ối trời lúc đấy vào còn để ý đến ai nữa. Vào đấy chỉ dám nhìn vợ mình thôi, không dám nhìn ai hết”. 


Đưa vợ đi sinh, Tự Long không dám nhìn ai, tả cảnh chị em đau đẻ như… thời tiền sử


Anh cũng cho biết mình không dám nhìn ai mà chỉ để ý vợ.


Cách miêu tả chị em trong lúc đau đẻ đầy hài hước của nghệ sĩ Tự Long lập tức khiến nhiều khán giả phải “cười bò”. Vậy nhưng những câu tả hóm hỉnh ấy cũng khiến không ít người nghĩ lại mà thấy xót xa cho chị em phụ nữ khi trải qua chuyện sinh nở. Những “bóng hồng” vốn xinh đẹp, đoan trang đến khi đau đẻ cũng đầu bù tóc rối, vật vã và thậm chí còn không thèm giữ hình tượng mà la hét, mắng chửi. 


Tại sao chuyển dạ lại đau?


Chuyện khi chuyển dạ, sinh con, người mẹ phải chịu đựng những cơn đau đớn là điều ai cũng biết. Vậy nhưng tại sao chuyển dạ lại đau và có người đau nhiều, có người đau ít?


Tử cung là cơ quan chứa em bé chuẩn bị chào đời. Khi đến chuẩn bị sinh nở, tử cung sẽ làm nhiệm vụ ép bé ra bằng những cơn co thắt tạo ra cơn đau chuyển dạ. Cơn đau chuyển dạ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức mạnh của cơn co thắt (tăng dần theo thời gian sắp sinh nở), kích thước của thai nhi, vị trí nằm của bé và tốc độ của cơn đau chuyển dạ…


Không chỉ có cơ vùng bụng, trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu còn thấy toàn thân đau ghê gớm đặc biệt là vùng xương chậu, lưng, tầng sinh môn, bàng quang và ruột. Tất cả những bộ phần này sẽ “nhồi” để cơn đau thêm mạnh mẽ hơn, chuẩn bị cho quá trình bé chào đời.


Vì vậy, nếu như đã quyết định đối mặt với đẻ thường, mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý chịu đựng những cơn đau. Việc tham gia học các lớp tiền sản để biết những gì có thể xảy ra trong lúc “vượt cạn” và tìm hiểu về phương pháp thở, thư giãn giúp đỡ mất sức khi chuyển dạ là việc mẹ nên làm từ trong thai kỳ. 







Xem thêm chủ đề Câu chuyện đi đẻ


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Tập luyện trong thai kì




  • Thai nhi 13 tuần




  • Chuyện ấy khi mang thai




Theo Ngọc An (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét