Khoa học đã chứng minh trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, thường xuyên bị cha mẹ la mắng sẽ có nguy cơ trở nên kém thông minh.
Nhiều người nói vui rằng trẻ em chỉ đáng yêu khi mới sinh, không chỉ bởi vì làn da trắng hồng, đôi mắt ngây thơ hay đôi môi chúm chím xinh xắn như búp bê mà còn bởi vì khi đó các bé vẫn chưa chạy lung tung khắp nhà, mà chỉ ngoan ngoãn trong vòng tay của cha mẹ. Tuy nhiên, lớn hơn một ít, những thiên thần này sẽ ngay lập tức biến thành những “tiểu quỷ” vì sự hiếu động và nghịch ngợm, khiến không ít bậc cha mẹ đau đầu.
Đôi khi vì không kiềm chế được cảm xúc của mình mà nhiều bậc phụ huynh mất bình tĩnh, quát mắng hay dùng những lời nói dọa nạt con. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý rằng việc quát mắng như vậy không chỉ gây tổn thương tinh thần cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ .
Một người mẹ tên Yên Yên, hiện sinh sống tại Trung Quốc có một cậu con trai vừa vào lớp 1. Với hầu hết các bé, việc học và bài vở lớp 1 hoàn toàn không khó, tuy nhiên, con trai chị lại gặp rất nhiều khó khăn trong học tập. Đặc biệt mỗi khi soạn bài về nhà, chị Yên để ý, hầu hết các câu hỏi rất đơn giản nhưng con trai chị vẫn mắc lỗi.
Rắc rối nhất là dù chị Yên đã dạy con trai rất nhiều lần nhưng cậu bé vẫn làm sai, cuối cùng chị không kìm được mà mắng con. Một hôm nọ, chị Yên đem chuyện kể với bạn mình thì được người bạn cho biết rằng chị Yên không nên la mắng con thường xuyên. Vì điều này sẽ khiến trẻ trở nên kém thông minh.
Hậu quả của việc cha mẹ thường xuyên mắng con
Khoa học đã chứng minh trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi, thường xuyên bị cha mẹ la mắng sẽ có nguy cơ trở nên kém thông minh.
Bởi vì, trẻ nhỏ với hệ thần kinh của trẻ còn đang phát triển, việc cha mẹ la mắng đột ngột có thể kích thích thần kinh não bộ của trẻ , dẫn đến vùng hải mã phát triển chưa hoàn thiện, từ đó ảnh hưởng đến trí nhớ của trẻ.
Trường Đại Học Harvard cũng phát hiện ra rằng những người từng bị cha mẹ bạo hành ngôn ngữ thời thơ ấu có ít kết nối giữa vùng Wernicke của não (nơi chịu trách nhiệm hiểu ngôn ngữ nói) và thùy trước trán hơn những người bình thường.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng mối liên hệ giữa hai vùng của não bộ kể trên càng ít thì khả năng hiểu biết của con người càng kém. Do đó, nếu thời thơ ấu thường xuyên bị la mắng thì trí thông minh của trẻ có thể bị hạn chế .
Vì vậy, việc cha mẹ thường xuyên quát mắng trẻ không chỉ làm tổn thương tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của con.
Cha mẹ thường xuyên quát mắng trẻ không chỉ làm tổn thương tâm lý mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của con.
3 câu nói có “tính sát thương cao” đối với tâm lý và trí não trẻ
Ngoài việc trách phạt trẻ bằng hành động, có một số phụ huynh còn dùng lời nói mang tính “bạo lực”, điều này cũng sẽ gây tổn hại đến tâm lý và trí tuệ của trẻ. Các chuyên gia tâm lý đã chỉ ra 3 câu nói mà cha mẹ thường sử dụng sau đây:
Mắng trẻ về độ thông minh của con – Con ngốc quá, con khiến bố mẹ thật xấu hổ
Nhiều bậc cha mẹ khi dạy con học, đôi khi vì mất kiên nhẫn mà vô ý thốt lên những lời la mắng hay chê trách con, như “Sao con chậm hiểu thế!” hay thậm chí là “Con ngốc quá.”
Thực tình, cha mẹ không hề có ác ý, mà chỉ là vì quá lo lắng cho con. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ của trẻ, câu nói này sẽ làm tổn thương con rất nhiều. Trẻ sẽ cảm thấy buồn vì những lời nhận xét tiêu cực của cha mẹ, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cảm xúc của các con.
Điều đáng sợ hơn là các bé sẽ tự gây ra các áp lực ý tâm lý cho chính mình, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và cuối cùng trẻ có thể trở nên kém thông minh.
Ra lệnh hoặc đe dọa trẻ – Mẹ sẽ nhốt con lại nếu con không nghe lời
Đe dọa và ra lệnh cũng là một trong những phương pháp được cha mẹ sử dụng phổ biến mỗi khi con không vâng lời. Và những câu như vậy thường đi kèm với la mắng, điều này có thể khiến trẻ có phản ứng căng thẳng.
Dần dần, nếu cha mẹ cứ thường xuyên dùng biện pháp này, các bé sẽ bị ám ảnh. Sau này, khi làm một việc gì đó, việc đầu tiên mà các con nghĩ đến không phải là liệu các bé có làm tốt việc đó không mà là liệu các con có bị la mắng khi làm việc đó hay không. Từ đó, các bé sẽ sinh ra tâm lý rụt rè, ngại đương đầu với mọi thứ trong cuộc sống.
So sánh trẻ với những người khác – Sao con không giống như các anh chị
Một số cha mẹ thường thích mang con mình ra so sánh với bạn bè hoặc anh chị em trong gia đình. Điều này cũng có thể khiến trẻ thất vọng về bản thân, từ đó ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con. Lâu dần, trong tiềm thức trẻ sẽ cảm thấy mình thua kém người khác, điều này không có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.
Do đó, cha mẹ phải chấp nhận một điều rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, có năng lực khác nhau. Việc phụ huynh cần làm là định hướng, động viên con phát triển theo sở trường thay vì mắng mỏ, so sánh trẻ với “con nhà người ta”.
Cha mẹ nên học cách giáo dục mềm mỏng
Lý do lớn nhất khiến cha mẹ quát mắng trẻ là vì trẻ không nghe lời, và việc quát mắng sẽ khiến trẻ vâng lời, những điều này chỉ hiệu quả trong một thời gian ngắn.
Theo góc nhìn của các chuyên gia, đây là một cách bạo hành, trẻ em không bị lý lẽ của cha mẹ thuyết phục, mà chỉ là đang sợ cha mẹ. Điều này có thể khiến trẻ có tiềm thức nghĩ rằng ai to tiếng sẽ là đúng. Sau này, nếu có xảy ra xung đột với người khác, trẻ cũng sẽ dùng cách này để giải quyết.
Vì vậy, thay vì “bạo hành” con bằng những lời la mắng, cha mẹ vẫn nên mềm mỏng, nhẹ nhàng với con. Người xưa vẫn thường nói “Lạt mềm buộc chặt” cũng là vì thế.
Mỗi khi con mất bình tĩnh, cha mẹ nên dành cho con thời gian để lấy lại bình tình. Sau đó, hãy nhẹ nhàng tâm sự với con để tìm hiểu vì sao con lại tức giận và con đang mong muốn cha mẹ làm gì.
Mỗi khi con mất bình tĩnh, cha mẹ nên dành cho con thời gian để lấy lại bình tình. Sau đó, hãy nhẹ nhàng tâm sự với con để tìm hiểu vì sao con lại tức giận và con đang mong muốn cha mẹ làm gì. Khi đã biết được nguyên nhân, cha mẹ có thể giải thích con đã sai ở điểm nào và vì sao con lại sai, vì sao cha mẹ lại hành động như thế.
Đồng thời, khi trò chuyện với con, cha mẹ không nên sử dụng giọng điệu ra lệnh hay quá độc đoán, hãy đứng dưới lập trường của một người bạn của con hoặc quan điểm của một đứa trẻ để lập luận, và để đạt được sự đồng cảm với trẻ.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét