Bà mẹ người Nhật Bản đã tiết lộ tư thế ngủ của hai cô con gái trên sofa thu hút sự chú ý của hàng ngàn cư dân mạng.
Chị Ayame (Tokyo, Nhật Bản) làm mẹ của hai cô con gái 8 tuổi đang học tiểu học và 4 tuổi đã đi học mẫu giáo rất xinh xắn và đáng yêu. Ở độ tuổi hiếu động và tò mò khám phá thế giới xung quanh, hai cô con gái nhà chị Ayame khá năng động, nghịch ngợm, vô tư và hồn nhiên, nhất là khi chúng nằm ngủ.
Sau mỗi cuộc rong chơi, hai cô bé cần phải “sạc đầy pin” bằng cách chìm vào giấc ngủ. Có lẽ vì hoạt động quá “năng suất” trong cả một ngày dài, nơi đâu cũng có thể trở thành một chiếc giường êm ái để bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu. Chiếc sofa nhà chị Ayame không phải là ngoại lệ.
Một số tư thế tiêu biểu của hai cô con gái nhà Ayame như: Nằm ngửa trên sofa, nằm dài trên ghế…
Trước khi lên ghế sô pha, con vừa bước một bước, nhưng cơn buồn ngủ ập đến đột ngột khiến con phải đi ngủ trước.
Ngủ gác chân lên lưng ghế sofa thật thoải mái và vui vẻ!
Bà mẹ người Nhật thường chia sẻ hình ảnh những “tư thế ngủ hú hồn” của hai cô con gái lên MXH và thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Những tư thế nằm ngủ tràn đầy sức sáng tạo với nhiều kiểu dáng, tư thế ngủ độc đáo mà người lớn khó có thể bắt chước được, thậm chí thi thoảng nhìn có vẻ hơi “nhức mỏi” người, thực tế lại là cách thể hiện trẻ đang cảm thấy cực kỳ thoải mái.
Ngủ trong tư thế “xương xẩu”.
Cơn buồn ngủ ập đến bất cứ lúc nào, và con không thể leo lên hết ghế sofa trước khi chìm vào giấc ngủ, nhưng nhất quyết không chọn sàn nhà.
Kể cả là ngủ trên giường cũng rất “bá đạo”.
Tư thế ngủ “thả hồn ra khỏi xác” khiến cư dân mạng bất ngờ, ồ lên: “Tư thế ngủ hớ hênh một chút nhưng lại vô cùng thoải mái!”
Có thể ngủ gật khi ngồi trên bồn cầu, một chiếc ghế đẩu có thể được dùng làm “giường”, chưa kể đến ghế ngồi xe đạp …
Hai chị em “ngủ chung trên ghế sofa”.
Hai con gái của chị Ayame có những tư thế kỳ lạ, ngủ sấp, ngủ gối, ngủ gác chân, ngủ thiếp….
Khi mẹ bận việc nhà, hai chị em chơi ở phòng khách. Một lúc sau, mẹ trở lại nhà thì thấy hai chị em đã ngủ say.
Khi ngủ thì rất yên lặng nhưng khi thức dậy thì siêu hoạt bát.
Chia sẻ về những tấm hình này, chị Ayame cho biết cô cảm thấy “tướng ngủ” của hai con rất thú vị và là “niềm vui” của người làm mẹ. Hai cô con gái của Ayame rất vui tính, hoạt bát khiến cuộc sống của người mẹ cũng trở nên đầy thú vị hơn! Nhìn vẻ ngoài của hai chị em, ai cũng có thể đoán được rằng người mẹ cũng phải thích cười và yêu đời, và đó là lý do chị Ayame nuôi dạy các con luôn tích cực vui vẻ.
Bà mẹ toàn năng nấu ăn rất ngon và đầy đủ dinh dưỡng.
Chị Ayame ở nhà làm nội trợ và chăm sóc hai con, do đó chị dành toàn bộ thời gian trong ngày để nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, đưa các con đi học, tắm rửa cho chúng, dạy chúng học bài… Không chỉ chăm sóc, nuôi dạy con gái tốt, chị Ayame cũng dành thời gian cho bản thân và khi hai đứa trẻ say giấc nồng là lúc chị pha cho mình một ly trà chiều ngon lành để nhâm nhi và tận hưởng cuộc sống. Khi người mẹ tích cực rất có lợi cho sự phát triển của con về mặt tâm sinh lý.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng lại tỏ ra lo lắng về dáng ngủ của hai cô con gái nhà chị Ayame. Họ cho rằng ngủ tư thế sai lệch có thể ảnh hưởng đến cột sống và sự phát triển chiều cao ở trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh, nếu con nằm sai tư thế còn có thể dẫn đến hiện tượng ngạt thở và đột tử (hội chứng SIDS). Nếu cha mẹ có trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh ở nhà, thì việc biết được những tư thế ngủ an toàn để tránh nguy cơ của hội chứng chết đột ngột ở trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng.
Thông qua cậu chuyện của chị Ayame, một số tư thế ngủ không an toàn cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:
Tư thế nằm lệch, nghiêng một bên ở trẻ: Để trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên, để trẻ ngủ trên các bề mặt mềm lún như đệm, ghế sofa, đệm nước, gối hoặc len lông cừu mà không có người lớn hoặc cha mẹ ở bên cạnh, trùm chăn mền che kín đầu và mặt của trẻ có thể sẽ khiến trẻ bị ngạt thở.
Trẻ nằm sấp khi ngủ.
Trẻ nằm sấp khi ngủ: Khi được 4-5 tháng tuổi, trẻ có thể lăn và chuyển từ tư thế nằm ngửa ban đầu sang tư thế nằm sấp. Điều này không sao cả vì khi được 4-5 tháng, nguy cơ mắc hội chứng SIDS đã giảm đi đáng kể. Hãy để trẻ tự tìm được tư thế ngủ thích hợp và phải đảm bảo rằng, nếu trẻ nằm sấp, thì mặt của trẻ sẽ nghiêng về một bên để miệng và mũi được thoáng khí.
Trẻ nằm ngủ xoắn người.
Tư thế ngủ nằm xoắn người: Một số trẻ em dường như đang chơi trò nhào lộn vào ban đêm. Nhìn mặt thì cảm giác như trẻ đang ngủ nằm ngửa, nhưng bên trong chăn, phần thân của trẻ lại nằm nghiêng. Đối với một số trẻ, phần mặt nằm nghiêng và phần thân dưới nằm ngửa khi ngủ. Nếu không thay đổi những tư thế ngủ “méo mó” này, cơ thắt lưng không tốt sẽ dễ làm cột sống bị tổn thương, cột sống cong và bị chấn thương cũng khiến chiều cao của trẻ giảm.
Trẻ nằm bắt chéo chân khi ngủ.
Tránh để con bắt chéo chân: Một số bé thích vắt chéo chân khi ngủ, điều này không chỉ khiến máu ở chân không lưu thông, ảnh hưởng đến sự phát triển mà còn khiến xương chân bị cong hoặc các cơ bên ngoài bị chệch ra ngoài, dẫn đến giảm chiều cao tổng thể.
Nếu trẻ khó ngủ khi nằm ngửa
Một số trẻ có thể sẽ ngủ không được sâu khi được đặt nằm ngửa, một số còn trở nên quấy khóc nếu được đặt trong tư thế này. Một số trẻ bị ngạt mũi và có thể sẽ không thoải mái khi nằm ngửa. Trong trường hợp này, hãy đặt một máy làm ẩm không khí trong phòng của trẻ để giữ độ ẩm và làm loãng dịch nhầy của mũi. Nâng đầu của trẻ hơi cao khi ngủ cũng có thể sẽ giúp ích.
Làm thế nào để trẻ có tư thế ngủ đúng?
Tư thế ngủ đúng nhất: Tư thế nằm của trẻ nên là tư thế ngửa hoặc nghiêng. Trong tư thế ngửa, cơ của trẻ luôn trong tình trạng thoải mái nhất. Lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể cũng không gặp bất cứ trở ngại nào. Các nội cơ quan như tim, dạ dày cũng không phải chịu sự chèn ép hay gặp áp lực. Đặc biệt, nằm nghiêng hay ngửa giúp trẻ không bị trớ khi ăn xong bởi dạ dày của em bé nằm chếch bên phải.
Chọn gối cho trẻ: Để trẻ có giấc ngủ ngon và tốt cho quá trình hô hấp khi ngủ, các mẹ nên chọn cho trẻ những loại gối mềm, mỏng và chất liệu êm ái. Những chiếc gối mềm quá sẽ không có tác dụng hỗ trợ cột sống cho bé, đồng thời không có lợi cho tuần hoàn máu, thậm chí cản trở hô hấp do diện tích đầu và mặt tiếp xúc với gối lớn khi bé nằm thẳng hay nằm nghiêng.
Tránh nằm trên giường lún: Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên sử dụng các loại đệm gối mềm, bằng bông hoặc để các loại thú nhồi bông trong khu vực ngủ của trẻ. Trẻ sơ sinh thường ngủ rất sâu, trẻ sẽ chuyển động ít hơn và ít phản ứng lại với những tác động từ môi trường.
Tránh không che, trùm đầu của trẻ: Chăn chỉ nên được đắp ngang ngực của trẻ và nên để hai tay của trẻ ra ngoài chăn để tránh tình trạng chăn có thể di chuyển, trùm lên đầu trẻ gây ngạt thở.
Không ngủ cùng giường với trẻ: Trẻ sơ sinh không nên ngủ cùng giường với cha mẹ, người lớn hoặc anh chị em ruột hay các trẻ khác vì nếu cha mẹ hút thuốc hoặc sử dụng một số chất như thuốc hoặc rượu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc phải hội chứng SIDS và tăng nguy cơ bị ngạt thở của trẻ nếu ngủ chung giường.
Tư thế ngủ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ dù một số tư thế ngủ có thể mang lại cảm giác thoải mái cho trẻ lúc ban đầu, nhưng thời gian sau sẽ khiến trẻ không thoải mái, trẻ dễ thức giấc nửa đêm, thở kém, một số tư thế ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển xương và cột sống, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét