Bác sĩ nhận được tin báo từ y tá đã tức tốc tới kiểm tra rồi đẩy luôn sản phụ vào phòng mổ.
Sau khi trải qua một ca sinh nở, bác sĩ đều giữ sản phụ ở lại trong phòng chờ vài tiếng đồng hồ để theo dõi sức khỏe nhằm tránh các biến chứng xảy ra không được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, không phải biến chứng nào cũng diễn ra trong lúc bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Có một số tình huống, sức khỏe của các mẹ đã ổn định, bác sĩ cho về phòng thì sự cố mới xảy ra khiến cả bệnh viện toát mồ hôi hột cấp cứu.
Khi Tiểu Ly mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3 thì mẹ chồng cô từ quê lên thành phố Dương Châu (Giang Tô, Trung Quốc) chăm sóc cho con dâu. Bà còn đặc biệt chuẩn bị nhiều món ngon bổ dưỡng để bồi bổ cho mẹ bầu này. Điều này khiến Tiểu Ly cảm thấy mình vô cùng may mắn.
Cũng nhờ thế mà chỉ trong vòng 3 tháng, cân nặng của Tiểu Ly tăng lên nhanh chóng. Trong lần khám thai ở tuần 38, bác sĩ thông báo thai nhi nặng cân nên khuyên Tiểu Ly nên sinh mổ sớm. Sau đó vài ngày, cô nhận được lịch sinh của bác sĩ nên khăn gói vào bệnh viện. Ca mổ bắt thai diễn ra suôn sẻ. Em bé chào đời nặng hơn 4kg nên đã được chuyển qua phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh để kiểm tra sức khỏe.
Vừa về phòng nằm được một lúc, Tiểy Ly đột nhiên muốn đi vệ sinh (Ảnh minh họa)
Sau ca phẫu thuật, Tiểu Ly rất yếu nên được đẩy về phòng nằm nghỉ ngơi. Một lúc sau, cô bảo chồng rằng mình muốn đi vệ sinh. Chồng của Tiểu Ly ngay lập tức gọi y tá nhờ giúp đỡ. Thế nhưng, sau khi nghe rõ yêu cầu, y tá nhìn mặt sản phụ rồi tức thì rời đi gọi bác sĩ. Bác sĩ đến quyết định đẩy ngay Tiểu Ly quay lại phòng phẫu thuật.
Đúng như dự đoán của y tá và bác sĩ, vừa mở chỉ khâu vết mổ, máu đã tuôn trào ra ngoài do sản phụ bị băng huyết sau sinh. May mắn là được cấp cứu kịp thời nên cuối cùng máu đã ngừng chảy và sức khỏe của Tiểu Ly cũng dần ổn định.
May mắn là sau ca phẫu thuật thứ 2, tình trạng băng huyết đã được kiểm soát và sức khỏe của Tiểu Ly đã dần ổn định (Ảnh minh họa)
Giải thích với gia đình Tiểu Ly, Tiến sĩ Khổng – Phó giám đốc Bệnh viện trực thuộc Đại học Dương Châu cho biết có 3 nguyên nhân khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh.
1. Thai nhi quá lớn
Cân nặng trung bình của em bé sơ sinh khoảng 3kg, vì thế, những đứa trẻ khi chào đời nặng hơn 4kg thì sẽ được gọi là em bé nặng cân. Kích thước thai nhi quá lớn không chỉ khiến các mẹ phải sinh mổ, sinh sớm mà còn khiến tử cung bị căng quá mức. Thế nên sau khi sinh con xong, tử cung co bóp yếu dẫn đến hiện tượng đờ tử cung gây băng huyết sau sinh.
2. Sót nhau
Khi sản phụ sinh con xong, trong vòng 30 phút, bác sĩ cần lấy hết nhau thai ra ngoài. Trong trường hợp nhau thai còn sót lại bên trong tử cung sẽ gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng.
3. Rách ống sinh mềm
Trong trường hợp thai nhi quá to hoặc do bác sĩ mổ đẻ không đúng cách sẽ khiến ống sinh mềm bị rách. Nếu việc bị rách này không được phát hiện và xử lý kịp thời, máu sẽ chảy ra từ vết rách dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh.
Trong trường hợp của Tiểu Ly, thai nhi quá to chính là một trong những nguyên nhân khiến cô bị băng huyết sau sinh. Vì thế, để tránh biến chứng nguy hiểm này xảy ra, các mẹ bầu nhất định không nên ăn uống vô độ. Bạn nên thực hiện chế độ ăn khoa học nhiều protein (thịt nạc, cá, hải sản, trứng, đậu hủ…) và ít tinh bột (cơm, phở, bún…). Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt thay cho cơm trắng, bánh mì.
Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3, tốc độ phát triển của em bé tăng rất nhanh, do đó, nếu mẹ bầu ăn “thả ga” trong giai đoạn này sẽ khó có thể kiểm soát được cân nặng của con. Thai nhi to sẽ khiến tử cung của bạn bị căng quá mức và gây băng huyết sau sinh.
Nói tóm lại, vì bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé, các mẹ bầu không nên bổ sung quá nhiều dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày. Thêm vào đó, mẹ bầu nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng đơn giản để tăng sự dẻo dai cho cơ thể.
Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét