Bà bầu ăn khoai tây được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc tốt nhất là không ăn.
Khoai tây là một trong thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Ngoài ra, khoai tây cũng rất giàu chất xơ, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy bà bầu ăn khoai tây được không?
Khoai tây có tốt cho sức khỏe không?
Khoai tây khi nấu chín cả vỏ sẽ là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là kali và vitamin C. Trong 100g khoai tây sẽ cung cấp
– Lượng calo: 87
– Nước: 77%
– Chất đạm: 1,9 gam
– Carb: 20,1 gram
– Đường: 0,9 gam
– Chất xơ: 1,8 gam
– Chất béo: 0,1 gam
Khoai tây rất giàu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Và đây đều là những dưỡng chất cần thiết và tốt cho sức khỏe của con người. Những lợi ích của khoai tây phải kể đến như:
– Khoai tây cung cấp hàm lượng axit folic, loại chất này có lợi cho thai nhi.
– Khoai tây cũng cũng có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu.
– Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
– Tăng cường hệ miễn dịch bởi hàm lượng vitamin C dồi dào.
– Tăng cường sức khỏe tim mạch
– Khoai tây cũng có tác dụng làm đẹp cho phụ nữ.
Vậy với những giá trị dinh dưỡng và lợi ích tốt như vậy thì bà bầu có ăn được khoai tây không?
Bà bầu ăn khoai tây được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai tây có chứa protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên trong khoai tây cũng có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Nếu loại độc tố này cung cấp vào cơ thể nhiều thì lại ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Vì vậy, với câu hỏi bà bầu ăn khoai tây được không thì câu trà lời là bà bầu vẫn có thể ăn khoai tây nhưng ăn ít hoặc không ăn là tốt nhất. Bởi phụ nữ mang thai ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất này tích lũy trong cơ thể và gây dị tật thai nhi.
Bà bầu có thể ăn một lượng khoai tây ít hoặc không ăn sẽ tốt hơn (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, khoai tây còn có cấu trúc solanin – một loại cấu trúc khá giống với hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu nạp nhiều chất này vào cơ thể thì sẽ hấp thụ 1 lượng lớn ancaloit, có thể gây ảnh hưởng thai nhi, gây những bất thường lớn cho thai nhi.
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu tinh bột, khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại, người mẹ hấp thụ chất này có thể sinh con bị nhẹ cân, não của bé chậm phát triển, chu vi vòng đầu nhỏ hơn. Do đó, món khoai tây chiên là một món bà bầy không nên ăn.
Khoai tây cũng rất giàu chất béo và muối, những chất này dễ gây béo phì, tăng huyết áp cho mẹ bầu.
Với những lý do đó, bà bầu nên cân nhắc trước khi sử dụng thực phẩm này.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu khoai tây?
Theo các chuyên gia bà bầu không ăn nhiều khoai tây và nếu có thể thì không ăn sẽ tốt hơn. Trong trường hợp bà bầu muốn ăn khoai tây thì có thể ăn 1 bữa khoảng 50g khoai tây và 1 tháng ăn 1 lần.
Nếu mẹ bầu muốn ăn khoai tây chỉ nên ăn 1 lượng rất ít (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn khoai tây có thể chế biến thành các món như salad khoai tây, súp khoai tây, canh khoai tây… Không nên ăn khoai tây chiên rán hay nướng.
Bà bầu chỉ nên ăn những củ khoai tây không có đốm đen hoặc xanh lá cây, không bị mọc mầm. Ngoài ra cần nấu chín trước khi ăn.
Xem thêm chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét