Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, cột sống còn mềm, độ cong của cột sống cổ chưa hình thành, chưa hoàn thiện quá trình phát triển xương, thời điểm này cha mẹ không nên bế con quá thường xuyên.
Khi trẻ chào đời, việc đầu tiên của người mẹ cần phải làm chắc chắn chính là bế con, để bé có thể cảm nhận được hơi ấm của mẹ. Khi được mẹ ôm, các bé sẽ cảm thấy an tâm khi ngửi được mùi hương và hơi ấm của mẹ, cũng như cảm nhận được sự vỗ về thân yêu từ mẹ mình.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng việc ôm và bế con thường xuyên sẽ khiến bé hư. Vậy giai đoạn nào cha mẹ nên bế con thường xuyên và giai đoạn nào thì nên hạn chế? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu hơn vấn đề này.
Trước 3 tháng tuổi, cha mẹ nên bế con thường xuyên hay để con nằm nhiều hơn?
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, cột sống còn mềm, độ cong của cột sống cổ chưa hình thành, chưa hoàn thiện quá trình phát triển xương. Việc bế ẵm trong thời gian dài sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống của bé.
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể thường xuyên ở bên cạnh con. Cha mẹ có thể nằm cạnh con khi ngủ, có thể dùng tay vỗ về hay choàng tay sang nhẹ nhàng ôm con, điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bé.
Trong các trường hợp cần bế, mẹ nên chú ý tư thế bế con. Mẹ nên bế con theo chiều ngang vì cột sống của bé phát triển chưa hoàn thiện, đầu còn tương đối nặng. Nếu mẹ bế con trong tư thế đứng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sự phát triển cột sống của bé.
Một lưu ý cho cha mẹ là dù việc bế con thường xuyên sẽ không tốt nhưng không nghĩa là cha mẹ hoàn toàn không được bế con. Nếu cha mẹ thường xuyên để con một mình sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy không an toàn và ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Khi được mẹ ôm, các bé sẽ cảm thấy an tâm khi ngửi được mùi hương và hơi ấm của mẹ, cũng như cảm nhận được sự vỗ về thân yêu từ mẹ mình.
Trước 3 tuổi, lợi thế của việc bế con rõ ràng hơn
Thúc đẩy hệ xương của trẻ phát triển
Trẻ sơ sinh với cơ thể chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng vận động sẽ bị hạn chế. Khi được bế, nếu muốn nhìn thấy những vật xung quanh bé sẽ phải dùng đến cơ đầu. Bé được bế luôn muốn ngóc người dậy, như thế có thể rèn được cơ lưng, cơ bụng và vai. Bé còn có thể hoạt động hai tay khi vui, như vậy cơ tay cũng được rèn luyện.
Bé được bế luôn muốn ngóc người dậy, như thế có thể rèn được cơ lưng, cơ bụng và vai.
Thị giác của trẻ phát triển tốt hơn
Bế bé thường xuyên còn có thể giúp bé mở rộng tầm mắt. Khi nằm trên giường phạm vi nhìn của bé rất hạn hẹp, không có lợi cho sự phát triển của mắt, cũng không có lợi cho sự phát triển của não và khả năng nhận thức.
Do đó, bé được bế có thể nhìn thấy những đồ vật sặc sỡ trong phòng, đặc biệt là có thể nhìn thấy những chiếc xe đang đi, cỏ cây đủ màu sắc, các anh các chị đang chơi đùa ở bên ngoài, đối với bé đó là một điều vô cùng sung sướng.
Như vậy không những kích thích thị giác của trẻ mà còn có thể tăng hoạt động cho các cơ của mắt, vừa phát triển thần kinh thị giác, vừa điều chỉnh hoạt động của mắt. Bé thường xuyên được bế ra ngoài sẽ dần dần thích việc ra ngoài chơi và ở đó có nhiều sự vật mới lạ và nhiều thứ hay hơn.
Thân thiết hơn với cha mẹ
Khi được mẹ ôm, các bé sẽ cảm thấy an tâm khi ngửi được mùi hương và hơi ấm của mẹ, cũng như cảm nhận được sự vỗ về thân yêu từ mẹ mình.
Chính vì vậy mà khi trẻ nhỏ nhận thức được rằng mẹ sẽ bế mình ngay khi mình khóc, các bé sẽ khóc để đòi mẹ âu yếm, dỗ dành.
Cha mẹ không phải lúc nào cũng bế con, mà nên ở cạnh quan sát.
Lưu ý dành cho mẹ khi bế con
Dù việc bế con thường xuyên sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ, cha mẹ cần lưu ý tư thế bế bé đúng cách. Đặc biệt, cha mẹ nhất định phải tránh hai hiểu lầm sau, để con yêu được khỏe mạnh hơn.
Không lắc mạnh trẻ, sẽ dễ gây ra “hội chứng rung lắc ở trẻ em”
Khi bế con, nhiều cha mẹ thường có thói quen đung đưa, rung lắc người trẻ để tạo sự thú vị hay để ru ngủ trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên biết rằng đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi, việc bị rung lắc mạnh dễ gây tổn thương não của trẻ.
Bế con quá kỹ, không dám bế thẳng đứng
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng, không nên cho trẻ nằm thẳng trong thời gian dài để tránh tổn thương cột sống của trẻ. Tuy nhiên, khi bé đã lớn, cha mẹ có thể bế con theo chiều dọc để giúp con rèn luyện cơ thể, đặc biệt là gia tăng sức mạnh cho cổ và lưng của bé.
Cha mẹ không nên lắc mạnh khi bế trẻ trẻ, sẽ dễ gây ra “hội chứng rung lắc ở trẻ em”.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét