Là phụ nữ nhất định phải có tiền: 6 bí kíp tiền bạc giúp chị em đổi đời

Là phụ nữ nhất định phải có tiền: 6 bí kíp tiền bạc giúp chị em đổi đời



Bạn có thể cảm thấy khó khăn khi mới bắt đầu nhưng chắc chắn bạn sẽ học được những bài học quý báu để đạt được thành công về mặt tài chính sau này. Tiền bạc không phải là tất cả song có tiền các chị em sẽ độc lập hơn, tự chủ hơn trong cuộc sống. 



Nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy kết quả thu nhập của phụ nữ có thể thấp hơn nam giới ở cùng một vị trí. Một nghiên cứu năm 2018 được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy ở Mỹ, phụ nữ chỉ nhận được 85% số tiền mà các đồng nghiệp nam của họ kiếm được. Phụ nữ có tuổi thọ trung bình cao hơn, nhiều chi phí chăm sóc sức khỏe tổng thể và dài hạn hơn nhưng lại có thu nhập hạn chế hơn. Đó là lý do các chị em cần có chiến lược thông minh về tiền bạc, để luôn đảm bảo sự chủ động của mình trong cuộc sống.


Nâng cao hiểu biết




Là phụ nữ nhất định phải có tiền: 6 bí kíp tiền bạc giúp chị em đổi đời







Trước khi đi sâu vào các chiến lược để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc, các chị em hãy dành thời gian để tìm hiểu về cách quản lý và đầu tư tiền bạc. Theo một cuộc khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang năm 2018, thường thì phái nữ cảm thấy ít thoải mái khi phải đưa ra các quyết định đầu tư cho nghỉ hưu và thường ít hiểu biết về tài chính hơn so với nam giới. Chỉ 32% phụ nữ có bằng cử nhân cảm thấy thoải mái khi quản lý các khoản đầu tư của riêng mình.


Nếu bạn cảm thấy bối rối khi phải đưa ra các quyết định tiền bạc, hãy vượt qua điều đó bằng cách nâng cao hiểu biết của mình. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, bạn có thể đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng internet hay đăng ký các khóa học miễn phí hoặc mất tiền… Bạn cũng có thể tìm kiếm các hội nhóm trên mạng xã hội để cập nhật các kiến ​​thức về tài chính cá nhân, để nhận được sự giúp đỡ của mọi người.



Nếu bạn cảm thấy choáng ngợp hay bối rối trong cập nhật lượng kiến thức này, đừng ngại nhờ đến sự trợ giúp của bạn bè, người có nhiều kinh nghiệm hoặc người có chuyên môn. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra sự khác biệt giữa việc cải thiện sức khỏe tài chính của mình với tiếp tục vật lộn với các quỹ tiết kiệm, nợ và tình trạng mông lung không biết tiền của mình “đi” về đâu.


Đặt mục tiêu tài chính


Khi bạn đặt ra mục tiêu tài chính cho mình, bạn sẽ có những điều cụ thể để hướng tới. Đây là bước giúp bạn khởi đầu cũng như xác định các bước cần thiết để biến mục tiêu của mình thành hiện thực.


Khi đặt ra các mục tiêu tài chính, hãy nghĩ về điều gì khiến bạn phấn khích, sau đó đặt ra các mục tiêu có tính thúc đẩy, giúp bạn vững bước trên con đường không trải đầy hoa hồng này.


Nhớ rằng, bạn cần có cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu bạn có thể đạt được trong vòng một năm và nó mang lại cho bạn cảm giác chiến thắng, động lực khi hoàn thành và hào hứng hơn với những bước tiếp theo. Đó có thể là tiết kiệm cho một chuyến du lịch cả gia đình hay một chiếc máy rửa bát… Các mục tiêu dài hạn có thể như tiết kiệm để nghỉ hưu, xây dựng quỹ học đại học cho con cái. Những điều này đòi hỏi bạn phải nỗ lực nhiều hơn và có thể mất vài năm để đạt được.


Lưu ý rằng các mục tiêu đôi khi cần được thay đổi theo thời gian. Hãy nhớ xem lại danh sách các mục tiêu của bạn ít nhất một lần mỗi quý để nhanh chóng thực hiện điều chỉnh khi có điều phát sinh.


Tạo ngân sách


Là phụ nữ nhất định phải có tiền: 6 bí kíp tiền bạc giúp chị em đổi đời


Hãy lập ngân sách và bám sát nó. Bước đầu tiên là tập hợp tất cả các hóa đơn và khoản thanh toán của bạn, sau đó viết ra thu nhập hàng tháng và chi phí. Trong các loại chi phí, bạn cần chia nhỏ thành nhu cầu cần thiết như tiền thuê nhà, thực phẩm và mong muốn như ăn uống ngoài hàng, giải trí… Tiếp theo, trừ chi phí của bạn ra khỏi số tiền bạn kiếm được. Nếu bạn không còn gì hoặc không có đủ cho các mục tiêu tiết kiệm, hãy xem liệu có thể cắt giảm một số chi phí hoặc tìm cách gia tăng thu nhập.


Theo dõi và bám sát ngân sách đã đặt ra là cách để bạn đạt được mục tiêu tài chính một cách nhanh chóng. Khi lập ngân sách cũng như chi tiêu, cần đặt nhu cầu của bạn lên trước tiên, tránh bội chi vì những thứ bạn muốn sở hữu. Cũng giống như danh sách các mục tiêu tài chính, bạn nên xem xét lại ngân sách theo định kỳ để có điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.


Xây dựng quỹ khẩn cấp


Quỹ khẩn cấp là một phần không thể thiếu trong một kế hoạch tài chính lành mạnh. Đó là công cụ hữu ích để bảo vệ tài chính của bạn trước những biến cố bất ngờ, chẳng hạn như mất việc hoặc sức khỏe gặp vấn đề. Tuy nhiên thực tế là rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ không có quỹ khẩn cấp. 


Nếu bạn chưa từng có quỹ này, hãy bắt đầu thực hiện các bước để xây dựng quỹ khẩn cấp. Một nguyên tắc chung là tiết kiệm chi phí sinh hoạt của bạn tương đương từ 3 đến 6 tháng. Mỗi khi bạn nhận được tiền lương, hãy ưu tiên tiết kiệm một số tiền nhất định cho bản thân và sẽ tốt hơn khi bạn thiết lập tiết kiệm tự động. 


Tránh nợ tiêu dùng


Là phụ nữ nhất định phải có tiền: 6 bí kíp tiền bạc giúp chị em đổi đời


Một số khoản nợ như thế chấp và các khoản vay sinh viên có thể nhận nếu chúng phù hợp với ngân sách tổng thể của bạn. Những loại nợ đó được coi là nợ “tốt” vì về cơ bản, chúng được xem là khoản đầu tư. “Nợ xấu” nhắc đến ở đây bao gồm nợ thẻ tín dụng lãi suất cao. 


Thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn với các chị em, là một phương tiện thuận tiện và an toàn giúp bạn thanh toán mọi thứ. Tuy nhiên, để sử dụng chúng hiệu quả thực sự, bạn cần đảm bảo trả hết số dư của mình hàng tháng. Điều quan trọng là tránh sử dụng thẻ tín dụng để tài trợ cho lối sống của bạn, vì lãi suất hai con số đi kèm với những mảnh nhựa nhỏ này có thể khiến bạn khó đạt được tài chính.


Cách tốt nhất để bạn tránh nợ là lập kế hoạch tài chính và kiên trì thực hiện nó. Khi bạn lâm vào tình trạng nợ quá nhiều, chúng có thể tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tài chính, tinh thần và thể chất của bạn. 


Coi những bước đi sai lầm là cơ hội để học hỏi và trưởng thành


Kinh nghiệm chính là người thầy tốt nhất của bạn. Thay vì xấu hổ về những sai lầm tài chính trong quá khứ, bạn hãy học hỏi từ chúng.


Chúng ta đều có thể trưởng thành từ những sai lầm tài chính mà mình đã mắc phải. Hãy học cách đối mặt, ghi ra những sai lầm mà bạn mắc phải và tìm cách hành động, thay đổi nhằm cải thiện tình hình.


Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn khi mới bắt đầu nhưng chắc chắn bạn sẽ học được những bài học quý báu để đạt được thành công về mặt tài chính sau này. Tiền bạc không phải là tất cả song có tiền các chị em sẽ độc lập hơn, tự chủ hơn trong cuộc sống. 






Theo Bảo Anh. (Theo The Balance) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét