Trên thực tế, một số trẻ sơ sinh khoảng 6 tháng tuổi đã có thể có một số dấu hiệu của chứng tự kỷ.
Tự kỷ được cho là rối loạn phát triển thần kinh do có một số gen bất thường. Ở Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính xác tỉ lệ tự kỷ trong cộng đồng. Tuy nhiên, theo ghi nhận thì số lượng trẻ có hội chứng tự kỷ ngày càng tăng cao.
Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ phần nào giúp cha mẹ hiểu hơn về hội chứng này.
Vì sao khó chẩn đoán được trẻ đang mắc chứng tự kỷ từ sớm?
Khó chẩn đoán được trẻ đang mắc chứng tự kỷ từ sớm xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:
– Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển bẩm sinh, tức là nó đã luôn tồn tại từ khi trẻ mới sinh ra. Trên thực tế, một số trẻ sơ sinh khoảng 6 tháng tuổi đã có thể có một số dấu hiệu của chứng tự kỷ, nhưng lại chưa đủ khả năng nói và diễn đạt, bởi phạm vi hành vi thể hiện được còn hạn chế.
– Điều này khiến không ít bậc phụ huynh khó phát hiện ra dấu hiệu tự kỷ ở bé. Hơn nữa, không có đủ cơ sở để chẩn đoán, phương pháp kiểm tra hiệu quả các loại hành vi và tình trạng phát triển của người tự kỷ. Vì vậy, tự kỷ thường được phát hiện nhiều nhất vào năm thứ hai sau khi sinh.
Một số trẻ tự kỷ có biểu hiện giống như trẻ bình thường trong giai đoạn đầu, các triệu chứng cũng không biểu hiện rõ ràng cho đến khi trẻ được 2-3 tuổi.
– Phần lớn trẻ tự kỷ cũng có vấn đề về trí tuệ, nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng đó là dấu hiệu của thiểu năng trí tuệ.
– Một trong những vấn đề chính của chứng tự kỷ là phát triển ngôn ngữ. Đối với những trẻ dưới 3 tuổi, vấn đề phát triển ngôn ngữ vẫn không thể xác định rõ ràng.
– Một số trẻ tự kỷ có biểu hiện giống như trẻ bình thường trong giai đoạn đầu, các triệu chứng cũng không biểu hiện rõ ràng cho đến khi trẻ được 2-3 tuổi.
-Một số phụ huynh thiếu kiến thức về sự phát triển thể chất và tinh thần của con em mình.
– Hiện nay, nhiều bác sĩ bệnh viện thiếu kiến thức về chẩn đoán tự kỷ và thiếu kinh nghiệm lâm sàng, đặc biệt là khó xác định các triệu chứng nhẹ của tự kỷ khi còn nhỏ.
Làm thế nào để đối mặt với chứng tự kỷ của con?
Khi phát hiện trẻ bị mắc chứng tự kỷ, cha mẹ nên nhận thức được rằng tự kỷ là một hội chứng, không phải là bệnh, không lây lan từ người này sang người khác.
Nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện sớm là điều có ý nghĩa quan trọng cho việc trị liệu trẻ mắc chứng tự kỷ, vì khi được phát hiện và can thiệp sớm, trẻ sẽ được trợ giúp để phát triển ngay từ đầu các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội, nhận thức. Vậy nên, khi phát hiện con mắc chứng tự kỷ, cha mẹ có thể làm những điều sau:
Chấp nhận thực tế
Thời gian là liều thuốc tốt để chữa lành mọi vết thương. Khi biết con mình mắc chứng tự kỷ, cha mẹ phải trút bỏ gánh nặng, than phiền, mộng tưởng, thẳng thắn đối mặt với vấn đề. Từ đó, cha mẹ mới có đủ tỉnh táo để điều chỉnh tâm lý cho con, giúp con xây dựng sự tự tin, một thể chất và tinh thần khỏe mạnh.
Một trong những vấn đề chính của chứng tự kỷ là phát triển ngôn ngữ và ngại giao tiếp.
Tìm hiểu kiến thức về chứng tự kỷ ở trẻ
Tìm hiểu về chứng tự kỷ càng nhiều càng tốt để có thể tiên lượng về tình hình của trẻ. Cha mẹ cũng nên hiểu biết toàn diện hơn các phương pháp cơ bản về chăm sóc, giáo dục, rèn luyện trẻ tự kỷ, nắm vững và điều chỉnh hành vi, hợp tác tích cực với bác sĩ, giáo viên để trẻ tự kỷ được giáo dục, đào tạo, cải thiện hành vi.
Cải thiện các triệu chứng cốt lõi – Giáo dục và đào tạo
Triệu chứng cốt lõi của chứng tự kỷ là thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, hoặc giảm kỹ năng giao tiếp bằng lời. Vì vậy, cha mẹ cần cải thiện các triệu chứng trên, nghĩa là thúc đẩy sự phát triển của năng lực giao tiếp xã hội của trẻ, năng lực giao tiếp bằng lời và năng lực giao tiếp phi ngôn ngữ, giảm các hành vi rập khuôn và lặp đi lặp lại.
Song song với đó, cha mẹ cũng có thể thúc đẩy phát triển trí tuệ, trau dồi khả năng tự bảo vệ, sống độc lập và giảm các hành vi không phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm áp lực về tinh thần phấn đấu để trẻ có khả năng học tập, làm việc và sống độc lập.
Hướng tới xã hội
Cha mẹ đừng lựa chọn chiến đấu một mình trên con đường này hãy cố gắng hết sức để giành được sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của gia đình và xã hội, đặc biệt là các nhóm chuyên hỗ trợ trẻ tự kỷ.
Để trẻ tìm ra điểm mạnh và phát huy chúng
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Vì vậy, hãy cố gắng để trẻ làm những gì trẻ giỏi và hạn chế làm những gì chưa giỏi. Từ đó, trẻ có thể tăng cường sự tự tin và phát huy hết thế mạnh của mình.
Để cải thiện tình hình trẻ tự kỷ, cha mẹ có thể tìm ra điểm mạnh của con và giúp con phát huy chúng.
Tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cho trẻ cảm nhận được sự yêu thương
Giáo dục phục hồi chức năng là rất quan trọng để cải thiện khả năng và chất lượng cuộc sống của trẻ. Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng quan niệm, thái độ và sự thành thạo các kỹ năng liên quan của cha mẹ là điều cần thiết cho sự phục hồi và phát triển của người tự kỷ.
Thạc sĩ Tạ Ngọc Bích, Cán bộ tư vấn, trị liệu tâm lý Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý – Giáo dục (PPRAC). Dấu hiệu của trẻ tự kỷ? Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển với biểu hiện từ rất sớm, thường xuất hiện trước 3 tuổi. Biểu hiện chung là các khiếm khuyết đặc trưng trong 3 lĩnh vực: – Những khiếm khuyết trong tương tác xã hội: né tránh giao tiếp mắt, ít phản ứng khi được gọi tên, thường thích chơi một mình, ít chia sẻ tương tác với người khác,… – Những khiếm khuyết trong giao tiếp bằng lời và không lời: kỹ năng nói và ngôn ngữ phát triển chậm hơn so với tuổi, ít khi sử dụng cử chỉ, điệu bộ cơ thể, thường lặp lại các cụm từ hoặc câu hỏi, có khi phát âm những âm vô nghĩa … – Những bất thường về hành vi: các hành động hoặc lời nói rập khuôn, lặp đi lặp lại (xoay tròn, vỗ tay…), có mối quan tâm bất thường về một đồ vật hoặc bộ phận nào đó (như bánh xe…), phản ứng dữ dội khi bị thay đổi thói quen,… Độ tuổi nào có thể biết được trẻ tự kỷ Thông thường các dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ bộc lộ sớm trong những năm đầu đời với những khó khăn về lời nói và ngôn ngữ, hạn chế trong giao tiếp tương tác xãhội, bất thường về hành vi. Tuy nhiên việc chẩn đoán xác định được thực hiện từ 3 tuổi trở lên. 5 dấu hiệu chỉ báo sớm là: – Không nói bập bẹ khi 12 tháng – Chưa biết chỉ tay và không có điệu bộ giao tiếp phù hợp khi 12 tháng – Chưa nói từ đơn khi 16 tháng – Chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ khi 24 tháng – Mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ tuổi nào. Nếu quan sát thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám để trẻ được phát hiện sớm, đánh giá kịp thời và lên kế hoạch can thiệp phù hợp. Điều trị trẻ tự kỷ thế nào? Trẻ cần được phát hiện và can thiệp càng sớm càng tốt ngay khi phụ huynh nhận thấy trẻ có những bất thường. Việc can thiệp sớm có thể cho hiệu quả tốt hơn. Các biện pháp can thiệp có thể bao gồm: can thiệp hành vi, trị liệu ngôn ngữ, điều hòa cảm giác… |
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét