Hãy nhớ rằng, luôn có những thủ thuật, mẹo tâm lý có thể giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên và thu hút sự quan tâm của người đối diện.
Không phải ai trong chúng ta cũng cảm thấy tự tin trong các cuộc trò chuyện. Hãy nhớ rằng, luôn có những thủ thuật, mẹo tâm lý có thể giúp bạn bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên và thu hút sự quan tâm của người đối diện. Dưới đây là 22 mẹo “nhỏ mà có võ”, sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống hàng ngày.
– Nếu bạn không biết phải nói về điều gì, hãy để người đối diện kể cho bạn nghe về họ. Bạn nên thể hiện thái độ nghe tích cực bằng việc chăm chú, thỉnh thoảng gật đầu, chủ động đặt các câu hỏi mở để đối phương có cơ hội nói về mình nhiều hơn. Hãy cho đối phương biết rằng bạn tôn trọng họ và đang tập trung vào câu chuyện.
– Để bắt chuyện làm thân với một ai đó, hãy thử cố có chung nhịp thở với người mà bạn muốn.
– Câu hỏi “Tôi đã hiểu đúng về điều bạn nói chưa?” thường được các nhà tâm lý học sử dụng và nó cũng hữu ích trong các tình huống giao tiếp thông thường. Câu hỏi này sẽ khiến người đối diện cảm thấy họ được tôn trọng, bạn đang lắng nghe những gì họ đang nói một cách rất cẩn thận.
– Lời khuyên này nghe có vẻ hơi kỳ cục và khiến nhiều người cảm thấy có chút ái ngại song nó thực sự phát huy hiệu quả. Nếu muốn cảm thấy tự tin hơn khi đứng trước mặt người khác, hãy tưởng tượng rằng bạn là vua hoặc nữ hoàng và đối phương là cận thần của bạn. Tất nhiên đó là những suy nghĩ để bạn cảm thấy tự tin hơn, đừng hành xử quá đáng.
– Để không cảm thấy khó chịu khi tham gia một sự kiện hoặc trong một bữa tiệc, lời khuyên dành cho bạn là hãy đến sớm hơn thời gian hẹn một chút. Khoảng thời gian sớm hơn này sẽ giúp bạn có thể chọn cho mình một vị trí thoải mái với bản thân. Bên cạnh đó, những người đến muộn thường bị chú ý nhiều hơn những người đến đúng giờ hoặc sớm hơn.
– Nếu bạn cần phát biểu những suy nghĩ của mình một cách nhanh chóng nhưng bản thân lại không cảm thấy tự tin, hãy tự nói với chính mình: “Mình nghĩ mình …” và mô tả những cảm xúc và lo lắng mà chính bạn đang cảm thấy. Điều này sẽ cho phép bạn nhìn sự việc dưới cái nhìn bao quát hơn và lấy lại bình tĩnh.
– Nếu bạn nghĩ rằng ai đó sắp hoặc muốn chỉ trích bạn hay ý tưởng của bạn trong một cuộc họp, hãy ngồi cạnh họ. Điều này sẽ nhanh chóng làm dịu cảm xúc của họ xuống, khiến họ bình tĩnh hơn và giảm khả năng gây hấn với bạn.
– Đừng đặt bất kỳ thứ gì như túi, sách hay điện thoại… giữa hai người khi bạn và đối phương đang ngồi trên một bàn. Nếu bạn không biết phải đặt một thứ gì đó như điện thoại ở đâu, hãy cầm bằng một tay. Nếu bạn cầm vật đó bằng cả hai tay, đó có thể là một tư thế thể hiện sự khép kín đối với người đối diện.
– Để khiến những lời nói của bạn tăng thêm trọng lượng, hãy nói với đối phương rằng bạn đã học được điều đó từ những người đi trước như ông bà, cha mẹ hoặc thầy cô của bạn.
– Nếu bạn và người đối diện đang cãi nhau, có mâu thuẫn, đừng đứng đối diện họ mà hãy đứng cạnh họ. Một điều đơn giản này có thể giúp bạn nhanh chóng giảm mức độ kịch tính của cuộc nói chuyện.
– Chú ý đến màu mắt của người đối diện khi bạn mới gặp một người và mỉm cười với họ. Việc giao tiếp bằng mắt kéo dài trong vài giây như vậy sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm với người đối diện.
– Nếu ai đó kể một câu chuyện xúc phạm bạn, trò đùa để mỉa mai bạn, hãy yêu cầu họ lặp lại trò đùa đó hoặc giải thích về nó. Trong trường hợp này, trò đùa đó sẽ không còn hài hước nữa và người đó sẽ cảm thấy xấu hổ.
– Khi bạn chủ động nói “Tôi cần giúp đỡ”, người đối diện sẽ cảm thấy mình trở nên quan trọng và cần thiết hơn, ngay cả khi điều bạn đề nghị chỉ là cho mượn bút hoặc bất kỳ vấn đề nhỏ gì khác.
– Trước khi bắt tay ai đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã làm ấm tay mình. Bàn tay với nhiệt độ ấm sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt hơn.
– Nếu người đối diện hỏi bạn những câu hỏi không phù hợp, hãy ngắt lời họ và đặt câu hỏi cho họ. Thay đổi cuộc trò chuyện sang một hướng khác và đừng để bất cứ điều gì liên hệ đến chủ đề cũ đó. Điều này sẽ khiến đối phương ngừng đưa ra những câu hỏi về chủ đề bạn không thích đó.
– Nếu bạn không thể từ chối một người liên tục yêu cầu bạn giúp đỡ họ, hãy chủ động đề nghị họ giúp đỡ bạn.
– Nếu bạn được mời tham dự một sự kiện hoặc một bữa tiệc và bạn không chắc mình có muốn ở lại đó lâu hay không, hãy cho họ biết trước rằng bạn sẽ đến nhưng bạn không biết mình có thể ở lại bao lâu vì bạn đang chờ một cuộc gọi quan trọng.
– Trong cuộc phỏng vấn xin việc, hãy tưởng tượng rằng bạn đã được tuyển dụng và trò chuyện giờ đây chỉ là để sắp xếp để thảo luận về các điều khoản một lần nữa.
– Nếu bạn muốn thuyết phục người đối diện về điều nào đó, hãy tránh những câu nói như: “Tôi nghĩ rằng…”, “Đối với tôi thì…”.
– Nếu bạn đã mượn hộp đựng thức ăn của ai đó, khi trả lại chúng đừng quên gửi kèm những chiếc bánh quy thay lời cảm ơn. Điều này không hề gây tốn kém mà còn giúp người đó nhanh chóng có thiện cảm với bạn.
– Khi gặp khó khăn trong việc nhớ tên một người, ngay lần đầu nhớ tên người đó, hãy tìm cách nhắc lại nhiều lần trong cuộc trò chuyện. Điều này sẽ giúp bạn nhớ tên người khác tốt hơn, góp phần giúp mối quan hệ phát triển theo hướng tích cực hơn.
– Trước mỗi cuộc họp, hãy cải thiện tâm trạng của bạn. Khi bạn vui vẻ, những người gặp bạn cũng sẽ có liên hệ với tâm trạng của bạn, cảm thấy hạnh phúc hơn. Khi bạn khiến mọi người cảm thấy vui vẻ, họ sẽ nhớ đến bạn với những kỷ niệm tốt đẹp.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét