Ho có đàm là triệu chứng của các bệnh lý đừng hô hấp mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Để giúp trẻ giảm nhanh tình trạng khó chịu này, phụ huynh phải hiểu rõ cơ chế ho có đàm và cách giảm ho hiệu quả.
Trước tiên, bố mẹ cần hiểu ho không phải là bệnh lý. Đây là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài của các vấn đề về hô hấp. Ngoài ra, ho cũng có thể là phản xạ tự nhiên có lợi cho cơ thể của trẻ vì giúp đào thải đàm, vi-rút, vi khuẩn, dị vật hay các tác nhân gây bệnh ra bên ngoài. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh đừng nên quá lo lắng mà cố gắng ngăn chặn cơn ho của trẻ, mà nên tìm cách phù hợp để giúp trẻ tiêu đàm, giảm ho nhanh chóng để trẻ vượt qua tình trạng khó chịu và khám phá cuộc sống.
Dưới đây là gợi ý dành cho các bậc phụ huynh trong việc giảm ho có đàm ở trẻ:
Dùng thuốc tiêu đàm, giảm ho cho trẻ
Đối với trẻ ho đàm, việc quan trọng đầu tiên chính là tìm biện pháp giúp tiêu đàm nhanh chóng. Đàm được làm loãng sẽ thúc đẩy việc ho khạc hiệu quả hơn, giảm đuối sức khi gằn họng ho. Lúc này trẻ thấy dễ chịu, ngủ sâu và dần hồi phục. Theo các chuyên gia, khi trẻ ho có đàm thì cần bổ sung đầy đủ nước cho trẻ, việc này không chỉ giúp trẻ long đàm dễ dàng hơn và còn giúp trẻ giảm cơn ho.
Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng ho đàm, để giúp trẻ tiêu đàm, giảm ho nhanh chóng và hiệu quả, bố mẹ cần chú ý cho trẻ dùng những loại thuốc phù hợp, được sản xuất bởi thương hiệu uy tín, có nghiên cứu hiệu quả lâm sàng rõ ràng. Hiện tại trên thị trường cũng xuất hiện các sản phẩm tiêu đàm, giảm ho; trong đó, sản phẩm dạng gói đang được các bậc phụ huynh ưu tiên lựa chọn vì tính tiện dụng, dễ uống với định lượng chia sẵn. Ngoài ra, khi sử dụng sản phẩm dạng gói cũng là một cách tạo điều kiện cho trẻ bổ sung thêm nước để giúp tiêu đàm, giảm ho.
Trường hợp con trẻ ho có đàm lâu ngày không khỏi, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám cũng như có biện pháp điều trị phù hợp.
Vệ sinh thân thể đúng cách cho trẻ
Lên kế hoạch vệ sinh hàng ngày là điều quan trọng giúp đẩy lùi ho có đàm và tăng cường sức khỏe con nhỏ. Nếu trẻ có nước mũi, nước dãi thì dùng giấy mềm lau sạch rồi vứt bỏ. Nếu có thói quen dùng khăn lau, bố mẹ phải lưu ý vệ sinh khăn kỹ, nếu không sẽ vô tình khiến vi khuẩn bám trên khăn và tấn công cơ thể trẻ. Bố mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, khu vực đặt trẻ, đồ chơi và đồ dùng của trẻ sạch sẽ.
Thói quen vệ sinh cổ họng với nước muối pha loãng là biện pháp được khuyến khích trong những trường hợp này. Hãy pha một cốc nước ấm với 1/2 hoặc 3/4 thìa muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng cho trẻ nhằm làm loãng chất nhầy do dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang ảnh hưởng đến cổ họng.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đối với chế độ dinh dưỡng, ngoài ăn uống đủ chất, uống đủ nước, bổ sung vitamin C bằng nước chanh, nước cam ấm cũng là cách tự nhiên an toàn cho bé có thể áp dụng mỗi ngày. Vitamin C giúp tăng đề kháng cho trẻ, giúp chống lại các vi-rút, vi khuẩn tấn công đường hô hấp ở trẻ và gây ra tình trạng ho kèm tiết dịch đàm.
Theo dõi kỹ tình trạng sức khỏe và giữ ấm cho trẻ
Với những trường hợp trẻ mắc các bệnh lý hô hấp với triệu chứng bệnh ho khò khè do viêm phổi thường đi kèm với sốt cao. Bố mẹ cần liên tục kiểm tra nhiệt độ và nếu sốt cao trên 38,5 độ thì cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Vào thời tiết lạnh, phụ huynh cũng cần giữ ấm kỹ cho trẻ, đặc biệt là vùng chân và cổ.
Bên cạnh các điều lưu ý bên trên, trước bối cảnh COVID-9, các bậc phụ huynh cần chú ý thêm một số điều như sau để đảm bảo sức khỏe của trẻ:
Khi trẻ ho nhiều, cần cho trẻ đeo khẩu trang thường xuyên (đặc biệt là tại các nơi công cộng, những nơi tập trung đông người…) vừa đảm bảo sức khỏe của trẻ, vừa đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Nếu ở vùng đang có dịch COVID-19, các bậc phụ huynh cần cân nhắc khai báo y tế đầy đủ cho trẻ và gia đình để các cơ quan chức năng có những biện pháp kiểm tra, chuẩn đoán dịch phù hợp.
Chỉ khi con khỏe mạnh, có thể vui chơi cũng như học tập bình thường, thì cả gia đình mới có thể tận hưởng những phút giây vui vẻ và hạnh phúc trọn vẹn bên nhau.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét