Giờ thì mẹ Liang mới hiểu nguyên nhân vì sao mỗi lần đi học về con trai đều chạy nhanh vào nhà vệ sinh.
Đi mẫu giáo là một thách thức lớn đối với cuộc sống của trẻ. Ngay cả người lớn cũng cần có thời gian thích nghi với một môi trường xa lạ chứ chưa nói đến những đứa trẻ còn non nớt và thiếu hiểu biết về mọi thứ. Vì vậy, trong quá trình thích nghi này, trẻ thường gặp phải nhiều vấn đề mà đôi khi cha mẹ không thể phát hiện ra được.
Vì vậy các bậc cha mẹ phải quan tâm đến con nhiều hơn, dù chỉ là những việc rất nhỏ, chẳng hạn như việc đi vệ sinh ở trường mẫu giáo. Câu chuyện về cậu bé Liang dưới đây sẽ phần nào giúp các bậc phụ huynh cảm nhận rõ hơn.
Liang đi học mẫu giáo được nửa tháng về rất ngoan và thường tỏ ra thích thú vào mỗi buổi sáng khi được mẹ cho đi học. Chỉ có buổi học đầu tiên là cậu bé khóc, những ngày sau đó đều không vấn đề gì cả.
Một đêm nọ, mẹ của Liang hỏi cậu bé về tình hình học ở trường mẫu giáo: “Con trai, con có cảm thấy hạnh phúc khi đi học mẫu giáo không?“. Cậu bé nhanh nhảu trả lời: “Hạnh phúc ạ”, cậu bé nói thêm: “Con thích chơi với cô giáo Xiang nhất, con rất yêu cô giáo”. “Cô giáo nói rằng cơ thể con sẽ trở nên nặng mùi sau khi đi vệ sinh. Vì vậy con chưa bao giờ đi vệ sinh ở lớp cả”.
Liang nói tới đây người mẹ mới giật mình nhớ lại việc con trai mình luôn lao vào nhà vệ sinh khi từ trường về đến nhà. Mẹ Liang lúc này mới hiểu. “Làm sao một đứa trẻ còn nhỏ mà có thể không đi vệ sinh suốt một ngày dài được? Tại sao cô giáo có thể nói như thế với đứa trẻ” – Người mẹ không ngừng suy nghĩ, xót xa.
Hành động nhịn đi vệ sinh của Liang rõ ràng gây nên rất nhiều cảm giác khó chịu. Thế nhưng tại sao Liang vẫn làm được điều đó? Tại sao bé không đi vệ sinh khi ở lớp học? Lý do thực sự có thể rất khác so với những gì cha mẹ nghĩ.
1. Những thói quen đi vệ sinh khác nhau
Trẻ ở nhà đã quen với việc ngồi bệt khi đi vệ sinh nên khi đến lớp đôi khi phải ngồi xổm, bé thấy khó chịu.
2. Thiếu cảm giác an toàn
Khi trẻ bước vào một ngôi trường xa lạ, cảm giác an toàn sẽ bị ảnh hưởng ở một mức độ nhất định. Khi cảm giác an toàn không đủ, trạng thái tinh thần bị xáo trộn, trẻ nhút nhát sẽ không dám làm những điều mình muốn. Ví dụ như đi vệ sinh ở lớp học.
3. Chịu ảnh hưởng của giáo viên
Ở trường mẫu giáo, việc các bé thích cô giáo của mình như một điều tất yếu. Chúng hy vọng sẽ được gần gũi với cô giáo của mình, thậm chí sẽ làm một số hành động để vừa lòng cô giáo.
Vì thế những gì cô giáo nói ra chúng đều cho là đúng và mong muốn thực hiện.
Trên thực tế ngoài cuộc sống rất nhiều đứa trẻ không muốn đi vệ sinh ở lớp học. Điều này không hề tốt và gây hại sức khỏe bé.
Vì vậy, cha mẹ sau khi phát hiện ra vấn đề cần phải nhanh chóng xử lý.
1. Khuyến khích con
Khi phát hiện trẻ không đi vệ sinh ở trường, trước hết cha mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân thực sự của hành vi này và chỉ khi phát hiện ra những nhu cầu hoặc rắc rối thực sự nhất của trẻ thì thói quen mới có thể được cải thiện hiệu quả.
2. Giúp con thích nghi với môi trường nhanh hơn
Đối với việc thích nghi với môi trường mới, khả năng thích nghi của mỗi trẻ là khác nhau. Vì vậy, ngay cả khi trẻ nín khóc sau khi vào nhà trẻ, cha mẹ vẫn nên tích cực truyền đạt cho trẻ những phương pháp, kỹ năng thích nghi với môi trường mới. Sự giúp đỡ của cha mẹ rõ ràng có thể cải thiện sự an toàn bên trong của trẻ và làm cho trẻ dũng cảm hơn.
3. Nếu là vấn đề từ phía giáo viên, phụ huynh phải nói chuyện
Hầu hết tất cả các bậc phụ huynh đều cho rằng giáo viên rất quan tâm, yêu mến trẻ nhưng nếu giáo viên lại “khuyến khích” trẻ không đi vệ sinh ở trường mẫu giáo chỉ để đỡ rắc rối thì phụ huynh phải trao đổi lại với giáo việc của con
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét