Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có sao không?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có sao không?



Việc trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi thường có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng, không biết bé bị như vậy vậy có sao không, là những dấu hiệu bất thường hay bình thường?



Theo các bác sĩ nhi khoa, một số trẻ sơ sinh hay vặn mình, đánh hơi nhưng lại không có dấu hiệu đi ngoài, đau bụng. Hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt nên chỉ cần vặn mình và đánh hơi thôi cũng đủ để khiến các cha mẹ lần đầu làm phụ huynh lo lắng. 


Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có sao không?


Thông thường, trẻ sơ sinh vặn mình là những biểu hiện bình thường bởi bé vẫn còn chưa quen với môi trường bên ngoài, những tế bào thần kinh vẫn chưa được biết hóa, phần thể vân và vỏ não chưa phát triển nên hoạt dưới vỏ vẫn chiếm ưu thế.


Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có sao không?


Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi khiến nhiều mẹ lo lắng. (Ảnh minh họa)


Do đó, trẻ thường có biểu hiện vận động tay chân liên tục, múa vờn, phản ứng tại vỏ não có xu hướng lan tỏa nếu bị kích thích. Hiện tượng này sẽ xuất hiện từ vài tuần đến khoảng 2 tháng tuổi và kết thúc khi trẻ 3-4 tháng tuổi. 


Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi thì có thể liên quan đến một số vấn đề khác, chẳng hạn như tiêu hóa đang có vấn đề. Trước hết, mẹ cần phải biết rằng, trẻ có thể sẽ vặn mình đánh hơi khoảng 10-23 lần mỗi ngày. Đối với những trẻ 2-4 tuần tuổi sẽ thường gặp vấn đề này nhiều hơn so với những trẻ sơ sinh ở tháng lớn hơn. 


Nếu như trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi kèm theo một số triệu chứng khác như ợ hơi, nôn trớ, khó ngủ, quấy khóc, bị sốt, khó ngủ hoặc trông có vẻ giống như bị đau..thì mẹ cần phải có sự tham khảo từ phía bác sĩ nhi khoa. Nếu như chỉ vặn mình, đánh hơi mà không kèm theo bất cứ biểu hiện rối loạn tiêu hóa nào thì đó là biểu hiện bình thường, không đáng lo ngại. 


Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi 


Theo các bác sĩ nhi qua, trẻ vặn mình đánh hơi là hiện tượng phản xạ sinh lý hết sức bình thường do bé cần phải vận động tay chân nhiều để thích nghi với môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, bé sơ sinh hay vặn mình cũng có thể là do môi trường nằm không thoải mái, ngủ trên đệm quá cứng hoặc bị gối đầu quá cao. 


Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi:


– Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện: Hệ thống đường ruột của các bé nhũ nhi vẫn còn quá non nớt trẻ nên bé khó có thể tiêu hóa được hết hoàn toàn lượng protein, carbohydrate hoặc chất béo từ lượng sữa nạp vào bao gồm sữa mẹ và sữa công thức. 


Sữa thường đi theo không khí đi vào miệng rồi đến hệ tiêu hóa rất nhanh chóng, dễ dàng khiến trẻ bị đầy hơi, tức bụng nên trẻ sơ sinh phải vặn mình đánh hơi để đào thải lượng không khí ra ngoài tại đường tiêu hóa. 


Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có sao không?


Trẻ vặn mình đánh hơi là hiện tượng phản xạ sinh lý hết sức bình thường. (Ảnh minh họa)


– Bé được mẹ cho bú sai cách: Nếu như mẹ cho bé bú không đúng cách, bé sẽ nuốt phải rất nhiều không khí từ môi trường bên ngoài. Lượng không khí này sẽ tăng dần trong đường ruột khiến bé phải ợ hơi, đánh hơi giúp giải phóng vùng bụng. 


– Bé sơ sinh bị nhạy cảm với môi trường xung quanh: Do mới từ trong bụng mẹ ra môi trường bên ngoài nên suốt những tuần đầu tiên, cuộc sống của bé bị xáo trộn, nhờ vào cơ chế thích nghi nên bé thường có thể tự điều chỉnh và dần dần thích nghi với sự xáo trộn này.


Tuy nhiên, sau khi được một tháng tuổi, bé sẽ dễ bị căng thẳng nếu như nô đùa liên tục hoặc bị chịu tác động từ nhiều yếu tố kích thích khác nhau. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Lúc này, biểu hiện vặn mình đánh hơi, bé bị khó chịu, quấy khóc, cáu kỉnh sẽ giúp tống đẩy triệt để không khí từ ruột ra ngoài. 


– Các vấn đề khác từ thức ăn: Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi cũng có thể có nguyên nhân từ nguồn thức ăn như ăn dặm quá sớm, dung nạp các loại thực phẩm bẩn, uống quá nhiều nước trái cây… 


Phương pháp cải thiện trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi


– Thường xuyên vỗ ợ hơi cho bé: Dù bé bú mẹ hay bú bình thì mẹ cũng đều nên vỗ ợ hơi cho các bé. Cứ mỗi lần bé bú hết khoảng 100ml thì mẹ hãy vỗ nhẹ cho bé để bé ợ hơi lên. Nếu bé bú mẹ, sau khi bé vừa bú dứt thì mẹ cũng nên vỗ nhẹ vào lưng bé. 


– Massage bụng cho bé: Mẹ nhẹ nhàng đặt tay tại vùng bụng của bé rồi xoa đều nhẹ nhàng theo chuyển động kim đồng hồ sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, giảm bớt đầy tức bụng hơn. 


Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có sao không?


Massage bụng giúp bé ít vặn mình hơn. (Ảnh minh họa)


-Tập các động tác đạp xe: Mẹ đặt bé nằm ngửa trên một mặt phẳng, nắm lấy 2 bên chân bé và cho bé chuyển động giống như đang đạp xe đạp vậy. 


– Chú ý đến các loại sữa công thức: Không phải bất cứ loại sữa công thức nào cũng phù hợp với bé. Ở nhiều sữa công thức có chứa thành phần protein khó tiêu khiến cho bé đánh hơi và vặn mình nhiều hơn. 


– Thay bình sữa (nếu cần): Mẹ nên chọn những loại bình sữa có lỗ bình chảy không quá to, không quá nhỏ để đảm bảo hạn chế được lượng công thức đi vào đường tiêu hóa của bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên kiểm tra bình sữa của bé sau một khoảng thời gian sử dụng để đảm bảo phù hợp với bé. 


– Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Mẹ không nên ăn những loại thức ăn khó tiêu thường xuyên vì có thể làm bé bị đầy bụng. Thay vào đó, mẹ nên đảm bảo sự đa dạng trong chế độ ăn uống. 


Ngoài ra, nếu thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi, xì hơi, mẹ không nên tự ý mua men tiêu hóa hay thuốc nếu như chưa xác định được nguyên nhân. Tất cả những sản phẩm được dùng đều phải có sự tư vấn, tham khảo từ bác sĩ, thầy thuốc. 





Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét