Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn, mẹ nên làm gì?

Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn, mẹ nên làm gì?



Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn thường là những dấu hiệu đáng báo động mà các phụ huynh cần phải quan tâm. Mặc dù sốt là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nếu kèm theo nôn trớ thì có thể đó là triệu chứng của một số bệnh liên quan. 



Theo các bác sĩ Nhi khoa, trong các trường hợp bé 3 tuổi bị nôn và sốt, ho hoặc đau bụng, có thể đó là nôn trớ cơ năng do bị nhiễm khuẩn đường ho hấp. Mặt khác, khi bé 3 tuổi bị sốt và nôn cũng có thể là do một số nguyên nhân khác nhau. 


1. Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn 


– Trẻ bị đau nửa đầu: Chứng đau nửa đầu có thể bắt gặp với trẻ em ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện lần đầu ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 8. Chứng đau đầu này thường ở một bên đầu và gây đau nhói. Ngoài buồn nôn và nôn, chứng đau nửa đầu có thể gây ra thay đổi tâm trạng, da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt, mờ mắt, thèm ăn hoặc chán ăn, tiêu chảy hoặc sốt. 


– Trẻ nuốt phải chất độc: Trẻ nuốt phải thức ăn có hóa chất độc hại hoặc uống phải nguồn nước bị ô nhiễm có thể bị tiêu chảy hoặc nôn trớ, kèm theo sốt. 


– Trẻ bị lồng ruột: Cũng có thể bị bắt gặp ở những trẻ 3 tuổi khiến trẻ bị nôn trớ, trông mềm nhũn, xanh xao và có nhiều triệu chứng mất nước như tiêu chảy, sốt. 


– Trẻ bị viêm dạ dày: Trẻ bị bệnh dạ dày cũng có thể có các triệu chứng khác, chẳng hạn như tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Với điều trị tại nhà, tình trạng nôn mửa thường sẽ chấm dứt trong vòng 12 giờ. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày hoặc hơn.


– Trẻ bị nhiễm trùng: Bé 3 tuổi bị nôn và sốt cũng có thể do nhiễm trùng ở một số bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn, viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong một số ít trường hợp, nôn trớ kèm sốt có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như tắc nghẽn đường tiêu hóa (hẹp môn vị ), nhiễm trùng (viêm màng não), chất lỏng (dịch não tủy) và các mô (màng não) bao quanh não và tủy sống. 





Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn, mẹ nên làm gì?







Trẻ vừa nôn và sốt có thể là do nguyên nhân từ biến chứng đau đầu. (Ảnh minh họa)


– Trẻ bị Rotavirus: Rotavirus là một loại vi rút có thể gây ra nôn trở kèm tiêu chảy và sốt nghiêm trọng. 


– Trẻ bị chấn thương vùng bụng hoặc đầu: Nếu bé bị ngã xuống và đập mạnh vào đầu hoặc bụng của mình có thể bị nôn do chấn thương ở những vùng đó. Mẹ nên kiểm tra cơ thể bé xem có vết bầm tím và các vết thương khác không.


2. Phải làm gì khi trẻ 3 tuổi bị nôn và sốt?


Khi bé 3 tuổi bị nôn và sốt chắc chắn sẽ khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, điều đầu tiên khi xử lý trẻ bị nôn và sốt là cha mẹ cần phải giữ thái độ thật bình tĩnh và quan sát các biểu hiện của trẻ. 


Nếu tình trạng này kéo dài, trẻ có thể sẽ nhanh chóng bị mất nước. Điều quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất khi trẻ bị nôn. Cha mẹ nên quan sát các triệu chứng mất nước ban đầu của bé như:


– Miệng và mắt có thể khô hơn bình thường.


– Nước tiểu có thể ít hơn bình thường.


– Bé có thể cảm thấy cáu kỉnh, mệt mỏi hoặc chóng mặt.


– Trẻ không hoạt động hoặc giảm sự tỉnh táo. 


– Trẻ buồn ngủ quá mức hoặc bị mất phương hướng. 


– Trẻ bị khi đi tiểu, tiểu ra máu hoặc đau lưng.


– Trẻ bị đau nhức đầu hoặc cứng cổ…


Ngoài ra, hãy nhớ để ý màu sắc của chất nôn và đếm số lần trẻ nôn trớ. Nếu trẻ bị nôn thường xuyên đến mức mẹ không thể cho trẻ uống hoặc nôn ra mỗi khi trẻ uống, thì nguy cơ mất nước càng lớn.


Nếu tình trạng này kéo dài hơn 24 giờ thì cha mẹ cần phải đưa bé đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất. 


Trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn, mẹ nên làm gì?


Khi trẻ bị nôn và sốt, cha mẹ cần phải thật bình tĩnh quan sát. (Ảnh minh họa)


3. Điều trị khi trẻ 3 tuổi bị sốt và nôn tại nhà như thế nào?


– Hãy cho dạ dày trẻ nghỉ ngơi: Không cho trẻ ăn hoặc uống trong vòng 30 đến 60 phút sau khi nôn. Điều này giúp dạ dày của trẻ có cơ hội phục hồi.


– Bổ sung chất lỏng: Mất nước có thể là một vấn đề khi bé bị nôn. Bắt đầu thay thế chất lỏng sau khi trẻ không bị nôn trong 30 đến 60 phút. Để làm điều này, mẹ cần:


+ Chờ cho đến khi bé cảm thấy đủ khỏe để yêu cầu uống nước. Đừng ép trẻ uống nếu trẻ vẫn cảm thấy không khỏe. Và đừng đánh thức trẻ để uống nếu trẻ đang ngủ.


+ Bắt đầu bằng cách cho trẻ uống một lượng rất nhỏ (1/2 cốc nước hoặc ít hơn) chất lỏng cứ sau 5 đến 10 phút. Dùng muỗng cà phê hoặc bình uống nước để tiện lợi hơn.


+ Sử dụng nước lọc bình thường, không cho trẻ uống nước có gas.


+ Nếu trẻ nôn ra chất lỏng, hãy đợi ít nhất 30 phút nữa. Sau đó, bắt đầu lại với một lượng rất nhỏ chất lỏng cứ sau 5 đến 10 phút.


+ Có thể dùng dung dịch bù nước bằng đường uống nếu như trẻ bị nôn quá nhiều lần. 


– Thức ăn đặc: Nếu bé cảm thấy đói và đòi ăn, mẹ hãy thử cho bé ăn cháo nhạt hoặc các loại thức ăn nhạt. Tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị, 


– Về vấn đề sử dụng thuốc: Nếu bé bị sốt, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được kê đơn. Không cho bé uống aspirin để hạ sốt. Sử dụng aspirin để điều trị sốt ở trẻ em có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng gọi là hội chứng Reye.






“What to Do When Your Child Is Vomiting”, Fairview. 


“First Aid: Vomiting”, Kid Health, July 2018.


“Nausea and Vomiting, Age 11 and Younger”, Health Link BC, 7/15/2020.







Theo Linh San Tổng hợp (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét