Ngày nay tỷ lệ các mẹ sinh mổ ngày càng tăng nhưng không phải cứ sinh mổ là tốt.
Phương pháp sinh nở truyền thống là đẻ thường nhưng vì quá trình này diễn ra khá lâu có thể kéo dài từ 12-24 giờ, thậm chí là 2-3 ngày nên ngày nay, nhiều bà mẹ chủ động chọn sinh mổ để rút ngắn thời gian đau đẻ, chủ động được ca sinh. Vậy nhưng không phải ca sinh mổ nào cũng hoàn hảo và việc sinh mổ còn để lại những di chứng không phải bà mẹ nào cũng biết hết cho đến khi mang bầu lần sau.
Chị Huang (Phúc Kiến, Trung Quốc) đã rất hối hận về quyết định chọn sinh mổ của mình cách đây 3 năm. Năm 35 tuổi, chị Huang mới sinh con đầu lòng, khi đó do ảnh hưởng từ bạn bè và thông tin trên mạng rằng đẻ mổ nhanh chóng, đơn giản nên chị nhất quyết chọn sinh mổ bất chấp lời khuyên của bác sĩ rằng chị có thể đẻ thường.
Bà mẹ 35 tuổi chọn sinh mổ trong lần sinh con đầu lòng. (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh, chị cũng cảm thấy may mắn vì đã hạ sinh được đứa trẻ khỏe mạnh, đáng yêu mà chị thì không hề đau đớn gì. Nhưng hơn một năm sau, khi có ý định bầu con thứ 2, chị lại gặp phải tình huống éo le khi bác sĩ cho biết cơ thể chị chưa thể phục hồi hoàn toàn để có thể mang bầu lại. Vợ chồng chị đã rất muốn có con thứ 2 luôn vì tuổi của cả 2 đã lớn và để vài năm nữa sẽ không tốt cho việc sinh nở. Vậy nhưng vì điều kiện sức khỏe, chị đành phải gác lại ý định này.
Vào đầu năm nay, chị cấn bầu đứa con thứ 2 nhưng mọi chuyện không được suôn sẻ. Ở tuần thứ 8 thai kỳ, bác sĩ phát hiện túi thai làm tổ ngay trên vết sẹo tử cung cũ. Vì đây là hiện tượng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ gây chảy máu tử cung, vỡ tử cung khi thai phát triển lớn dần nên sau khi nghe bác sĩ giải thích, anh chị buộc lòng phải bỏ đứa con này. Cũng vì những rủi ro này mà vợ chồng chị Huang đành ngậm ngùi không sinh thêm con nữa.
Những rủi ro có thể gặp phải khi mang bầu sau sinh mổ
Thai làm tổ trên vết sẹo tử cung
Chửa trên vết sẹo mổ đẻ nghĩa là khi khi thai phụ từng mổ lấy thai thì túi thai sẽ làm tổ trên chính vết thương này ở tử cung. Lúc này, túi thai không thể sinh trưởng và phát triển bình thường được. Khi thai lớn dần, hiên tượng bất thường này sẽ gây chảy máu âm đạo nhiều, thậm chí gây vỡ tử cung và phải cắt bỏ tử cung.
Không phải đẻ mổ lúc nào cũng tốt. (Ảnh minh họa)
Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
Ngay cả khi túi thai được cấy ghép bình thường thì so với những phụ nữ chưa từng mổ lấy thai, người mổ lấy thai sẽ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn nhiều. Do sẹo ở thành trong của tử cung nên trong quá trình hình thành và phát triển của nhau thai, bánh nhau có khả năng dính vào thành tử cung, thậm chí phát triển thành nội mạc tử cung, khiến thành trong của tử cung bị vỡ, đe dọa đến tính mạng của thai nhi và người mẹ.
Người mẹ từng sinh mổ cũng phải đối mặt với nguy cơ cao hơn của việc mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm với thai nhi và sản phụ.
Những ai nên sinh mổ?
Theo các bác sĩ sản khoa, nếu người mẹ có sức khỏe thai kỳ bình thường, mọi thứ thuận lợi thì nên đẻ thường. Các chỉ định sinh mổ trong những trường hợp sau:
– Bất thường khung chậu người mẹ như hẹp, méo.
– Đường ra của thai bị cản trở: Rau tiền đạo, u buồng trứng nằm sâu trong tiểu khung, u xơ tử cung ở thân hay ở cổ tử cung…
– Tử cung có sẹo xấu ở lần sinh mổ trước.
– Người mẹ sức khỏe không bảo đảm, mẹ bị cao huyết áp, nhiễm độc thai nghén.
– Âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh hay mắc phải hoặc bị rách trong các lần đẻ trước không được khâu phục hồi tốt, hoặc do mổ sa sinh dục, do dị dạng sinh dục như tử cung đôi, tử cung 2 sừng
– Suy thai cấp đứa bé không thể ở lâu trong bụng mẹ được, thai bị suy dinh dưỡng nặng, bất đồng nhóm máu.
– Mẹ bị chảy máu âm đạo như trong trường hợp rau tiền đạo, dọa vỡ tử cung, nhau bong non, sa dây rau.
– Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, thai to, ngôi thai bất thường, thai già tháng, đa thai
Xem thêm chủ đề Sinh mổ
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét