Người khôn ngoan biết điều người khác không biết: Giọng điệu quyết định vận may

Người khôn ngoan biết điều người khác không biết: Giọng điệu quyết định vận may



Người xưa có câu: “Một lời nói làm tổn hại đến sự hòa hợp của trời đất, có thể làm tổn hại đến phúc khí của cuộc đời”. Số phận, tính cách của một người được phản ánh qua miệng của người đó.



Người xưa có câu: “Tính cách là số phận, giọng điệu là vận may”.


Số phận, tính cách của một người được phản ánh qua miệng của người đó. Lời nói phản ánh tính cách; giọng điệu bộc lộ nội tâm.


Trong cuộc sống này, tốt hay xấu đều ẩn chứa trong giọng điệu của bạn.


Gây hiểu lầm từ giọng điệu không phù hợp


Có một câu nói trong Phật giáo: “Miệng là cái rìu hại thân, lời nói là một lưỡi dao sắc cắt lưỡi”.


Nhiều mối quan hệ đã đổ vỡ chỉ từ những hiểu lầm liên quan đến giọng điệu không phù hợp. Người không kiểm soát được giọng điệu của mình rất dễ khiến người khác hiểu lầm và khiến cuộc sống trở nên rối ren.




Người khôn ngoan biết điều người khác không biết: Giọng điệu quyết định vận may







Trong cuốn “Lễ Ký” của Khổng Tử có ghi:


Trong thời Chiến quốc, một nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở nước Tề khiến nhiều người đã bị chết đói. Một phú ông giàu có tốt bụng tên Kiềm Ngao đã chuẩn bị rất nhiều thức ăn để phân phát cho người dân đi ngang qua đó.


Giữa trưa, ông nhìn thấy từ xa có bóng người loạng choạng đi tới. Nhìn gần, ông phát hiện đó là một đàn ông gầy gò, đang như lả đi vì đói, một tay vừa gắng nâng ống tay áo lên che mặt, miệng không ngừng rên rỉ.


Vị phú ông kia liền không nghĩ nhiều, bưng đồ ăn lên và nói to: “Này! Lại đây cho ngươi đồ ăn!”. Người đàn ông kia bất ngờ dừng lại, trừng mắt tức giận rồi nói: “Tôi thà chết đói cũng không nhận đồ bố thí như vậy!”.


Phú ông thấy giọng điệu của mình không phù hợp liền vội vàng giải thích nhưng người này vẫn kiên quyết không chấp nhận và cuối cùng bị chết đói.



Giọng điệu không phù hợp có thể khiến đối phương hiểu nhầm ý tốt của bạn và thậm chí là làm tổn thương người khác.


Tất cả đều nói: “Người nói vô tâm nhưng người nghe hữu ý.”


Rõ ràng là muốn bày tỏ sự quan tâm nhưng vì giọng điệu gay gắt nên khiến người khác thấy như kiêu căng. Rõ ràng là muốn nhờ giúp đỡ nhưng vì giọng điệu mà bị hiểu lầm.


Sự hiểu lầm giữa mọi người thường không phải vì những từ ngữ kém chất lượng, mà bởi vì chúng không diễn đạt được ý nghĩa.


Giọng điệu khác nhau, kết quả thường rất khác nhau.


Hãy học cách nói chuyện nhẹ nhàng hơn, thay thế “Bạn có thể làm được không?” bằng “Bạn có thể làm được không!”; thay thế “Tại sao bạn quay lại?” bằng “Bạn đã trở lại rồi!”.


Giọng điệu thể hiện nội tâm


Đạo Phật tin rằng: “Tâm có thiện niệm, miệng nở hoa sen”.


Giọng điệu của một người chính là nhiệt kế chính xác nhất cho ngôn ngữ, phản ánh cái nhìn chân thực nhất bên trong bạn. Ngữ điệu tốt bắt nguồn từ lòng tốt bên trong, có thể khiến người khác thoải mái và bản thân cũng thanh thản.


Vào thời Bắc Tống, có một người thiện lương tên Vương Tự Đồng. Một lần, một tên trộm lẻn vào nhà và bị ông bắt được. Ông nhận ra đây chính là con trai của một người hàng xóm. Thay vì mắng mỏ, đay nghiến kẻ trộm, ông chỉ hỏi nhẹ giọng:


“Anh xưa nay vốn là người ngoan hiền, sao có thể đi ăn trộm được?”.


Tên trộm thở dài: “Là do cuộc sống ép buộc”.


Ông lấy ra mười đồng, nhẹ nhàng nói với anh ta: “Tiền này là của anh nhưng bây giờ trời cũng đã muộn. Nếu anh lấy ra như thế này, rất dễ khiến mọi người nghi ngờ. Anh có thể cầm lấy và rời đi sau khi trời sáng.”


Giọng điệu và hành vi của ông đã khiến tên trộm vô cùng xấu hổ, ăn năn trong lòng và cuối cùng cải tà quy chính.


Giọng điệu của một người thực sự lột tả chân thực thế giới nội tâm của người đó. Những người có tâm tính kiêu ngạo hiếm khi có giọng điệu khiêm tốn; những người có tâm hồn thô tục khó có thể dịu dàng.


Làm người, có tấm lòng bao dung, thì giọng điệu sẽ dịu dàng.


Người khôn ngoan biết điều người khác không biết: Giọng điệu quyết định vận may


Giọng điệu quyết định vận may


Có người nói: “Giọng điệu ăn ý, vận khí hanh thông”. Ngôn ngữ thì dễ gói ghém nhưng giọng điệu rất khó ngụy trang.


Trong một quán trà đen, một khách hàng gọi người phục vụ và bắt đầu chửi mắng: “Nhìn cốc trà này xem. Đổ một ít sữa vào đã vón cục. Làm ăn thế đấy!”.


Quản lý nghe xong liền nhẹ giọng nói với khách hàng: “Thực sự xin lỗi quý khách. Xin anh vui lòng chờ một chút, chúng tôi sẽ đổi ly mới cho anh ngay lập tức”.


Một lúc sau, người quản lý đem đến cho người khách một loại trà đen mới và nói nhỏ: “Tôi có thể góp ý một chút rằng, nếu anh cho chanh vào trà và thêm sữa, nó sẽ bị vón cục”.


Lúc này khách hàng mới biết là do mình cho chanh và sữa và trà nên mới bị như vậy. Vị khách xấu hổ quá nhưng thái độ khéo léo của quản lý đã cứu thể diện cho anh. Sau đó anh liên tục giới thiệu cho bạn bè đến với cửa hàng này.


Người ta thường nói: “Vật quá cứng thì dễ gãy”. Giọng điệu quá đà dễ khiến người khác phản cảm.


Người xưa có câu: “Một lời nói làm tổn hại đến sự hòa hợp của trời đất, có thể làm tổn hại đến phúc khí của cuộc đời”.





Theo Bảo Anh. (Theo Aboluowang) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét