Thấy con gái là đứa trẻ năng động, vui vẻ và được nhiều người yêu mến, bố mẹ không thể ngờ lại có ngày bé tự tử.
Vào một buổi sáng nọ, người thân phát hiện ra cô bé Xiaomei, 13 tuổi (sinh sống ở Hà Bắc, Trung Quốc) tự tử trong phòng kín bằng cách nuốt hơn 100 viên thuốc, bé để lại một bản di chúc với 3 dòng chữ. Xiaomei nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu khi được tìm thấy. Trước cửa phòng chăm sóc đặc biệt, cha mẹ của Xiaomei thức suốt đêm để lo lắng cho con gái.
Xiaomei được chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo chia sẻ từ phía phụ huynh, cô bé đang theo học tại một trường trung học cơ sở ở Thạch Gia Trang. Mẹ bé dành toàn bộ thời gian của mình để ở nhà cơm nước và chăm sóc cho con gái. Cô bé không chỉ có điểm số xuất sắc mà còn học thêm nhiều khóa học như lập trình và mỹ thuật. Bé có tính cách hướng ngoại, năng động và xinh đẹp.
Cha của Xiaomeo tự hào khi nhắc đến con gái: “Khi con bé học tiểu học có thành tích học tập rất tốt. Vì tính cách vui vẻ, hòa đồng, giáo viên và bạn cùng rất thích con bé. Ngay cả giáo viên ở khóa học ngoại khóa cũng đều thích con”.
Cha của Xiaomei đau đớn kể về con gái.
Bé gái là đứa trẻ năng động và vui tính.
Còn ở nhà, Xiaomei có mối quan hệ gần gũi với cha mẹ. “Gia đình tôi có mối quan hệ rất tốt. Con bé rất gần gũi tôi và coi nhau như bạn bè vậy”.
Được biết, hơn 1 tháng trước, Xiaomei có triệu chứng trầm cảm. “Con bé trở nên kín đáo, cả ngày buồn rười rượi và thường tự nhốt mình trong phòng” – bố bé gái nói.
Sau khi phát hiện ra sự bất thường của con gái, bố mẹ Xiaomei đã đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và bé được chẩn đoán mắc trầm cảm nặng.
“Sau 2 tuần được điều trị, tôi thấy tình hình của con gái được cải thiện. Vợ chồng tôi rất vui vì con đã hồi phục. Do đó chúng tôi thống nhất để con đến trường học tiếp. Nhưng ai ngờ được, đêm trước khi tới trường, con gái tôi đã nuốt hơn 100 viên thuốc…”.
Với tính cách và sự quan tâm của cha mẹ, vậy lý do gì đã khiến Xiaomei tìm đến cách chết, cả cha mẹ của cô bé đều không thể hiểu nổi. Thế nhưng khi họ cầm điện thoại đọc Weibo của con gái mình cập nhật trước khi tự sát, họ đã bật khóc. “Tôi đã hiểu được con gái mình đau đớn thế nào khi bị trầm cảm”.
Thực chất, Xiaomei mắc trầm cảm nặng và không muốn mọi người biết bệnh của mình.
Weibo của cô bé có 40 bài đăng và bài đăng nào cũng có dấu hiệu trầm cảm. Bài đăng mới nhất vào ngày 23/10: “Thật đau đớn, tôi không thể theo kịp”.
Còn vào ngày xảy ra sự việc, cô bé đăng 4 bài trên Weibo:
– Đường dây bị hỏng, tôi cũng nên chuẩn bị.
– Tất cả đã sẵn sàng.
– Tối nay, chờ gia đình tôi ngủ.
– Uống thuốc được một lúc, tôi hy vọng ai đó có thể giúp tôi báo với cảnh sát.
Điều đó có thể cho thấy Xiaomei đã phải đấu tranh nội tâm với căn bệnh trầm cảm của mình. Cô bé không muốn mọi người xung quanh biết bệnh của mình, không muốn quay lại trường học bởi vì không muốn đối mặt với bạn bè cùng lớp.
Thực tế căn bệnh trầm cảm là vô cùng nguy hiểm, đây không phải là bệnh chỉ dành cho người lớn, trẻ em và thanh thiếu niên có thể mắc trầm cảm. Trẻ em có thể không được chẩn đoán và không được điều trị vì cha mẹ và người chăm sóc có thể không nhận ra các dấu hiệu của rối loạn.
Trẻ em bị trầm cảm thường trải qua nhiều triệu chứng trầm cảm giống như thanh thiếu niên và người lớn. Tuy nhiên, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân và những cảm xúc này vì vốn từ vựng cảm xúc hạn chế. Một số dấu hiệu trẻ bị trầm cảm, cha mẹ cần lưu ý:
– Ít quan tâm hơn tới các hoạt động mà trước đây các em đã từng vui thích.
– Thiếu sinh lực và sự nhiệt tình, và thường xuyên cảm thấy chán nản;
– Khó tập trung chú ý;
(Ảnh minh họa)
– Có những thay đổi về khẩu vị hoặc cân nặng;
– Xa lánh người lớn, giao tiếp kém;
– Thường cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng, có lỗi hoặc tự ti;
– Thường nghĩ tới cái chết, có thể tự gây tổn hại cho bản thân, hoặc tự tử;
– Luôn cảm thấy khó chịu trong cơ thể như đau đầu, nhức mỏi cơ, đau bụng, hoặc mệt mỏi;
– Có tâm trạng tức giận, cáu gắt, thù hận hoặc các hành vi nguy hiểm nghiêm trọng hơn;
– Bật khóc, la hét, kêu la hoặc cáu giận mà không rõ nguyên nhân;
– Thường xuyên nghỉ học hoặc có kết quả học tập kém.
Trẻ bị trầm cảm, người lớn phải làm gì?
1. Nói chuyện với con: Mặc dù có thể khó khăn, hãy cố gắng nói chuyện với con bạn về những gì chúng cảm thấy và trải nghiệm. Một số trẻ sẽ mở lòng và điều này sẽ giúp bạn hiểu những gì đang xảy ra.
2. Ghi chép: Nếu con bạn không nói chuyện với bạn, hãy ghi nhật ký những thay đổi và dấu hiệu có thể quan sát được. Điều này có thể giúp bác sĩ nhìn thấy xu hướng hành vi.
3. Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa: Đầu tiên bác sĩ của con bạn sẽ muốn loại trừ các vấn đề về thể chất có thể giải thích cho các triệu chứng. Điều này có thể yêu cầu một loạt các xét nghiệm máu và kiểm tra thể chất.
4. Tìm một chuyên gia: Nếu bác sĩ nhi khoa của bạn tin rằng vấn đề là một rối loạn tâm trạng như trầm cảm, họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia, chẳng hạn như một nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần.
Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/con-gai-13-tuoi-tu-tu-trong-phong-kin-bo-me-cam-dien-thoai-b…
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét