Chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thường được các bác sĩ lưu ý không được sử dụng thuốc. Trị cảm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dù đơn giản nhưng mẹ cũng không nên chủ quan vì có thể gây nên những hậu quả về sức khỏe bé.
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trước khi trẻ tròn 2 tuổi, dù mẹ giữ gìn vô cùng cẩn thận thì trẻ sơ sinh và trẻ mới bắt đầu biết đi vẫn có thể bị cảm lạnh từ 8-10 lần mỗi năm.
Sở dĩ trẻ ở giai đoạn và lứa tuổi này dễ bị cảm cúm là do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu, vẫn chưa có đủ sức đề kháng để chống lại các loại vi-rút gây ra cảm cúm. Trẻ sơ sinh thường bị cảm cúm trong mùa lạnh (kéo dài từ khoảng tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau). Do đó, mẹ sẽ thấy bé rất dễ bị ốm trong khoảng thời gian này.
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm thường cảm thấy rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cúm có thể có các triệu chứng cảm lạnh, nhưng những triệu chứng này thường đi kèm với các dấu hiệu khác có thể bao gồm nôn trớ, tiêu chảy hoặc sốt cao hơn. Bé cũng có thể đặc biệt quấy khóc do các triệu chứng khác mà chúng còn quá nhỏ nên không thể biểu hiện được.
Mẹo chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Trước khi trị cảm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, mẹ cần phải kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào, vì trẻ sơ sinh không bao giờ được dùng thuốc cảm dành cho người lớn và hầu hết các loại thuốc ho, cảm lạnh khác cho trẻ em cũng không an toàn hoặc hiệu quả.
Để giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, đặc biệt là trong những tháng mùa đông, mẹ có thể thử một số mẹo sau:
– Theo dõi chất nhầy: Mũi bị nghẹt có thể gây khó chịu cho bé, khiến bé khó thở và khó ngủ. Dùng dụng cụ hút mũi để hút nhẹ chất nhầy dư thừa. Dùng nước muối sinh lý có thể làm mềm chất nhầy trước khi hút.
– Tăng độ ẩm: Sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát trong phòng của bé. Không khí ẩm có thể làm giảm tắc nghẽn và giúp thở dễ dàng hơn.
Cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm bú mẹ nhiều để giảm các triệu chứng. (Ảnh minh họa)
– Bôi thuốc mỡ dưỡng ẩm: Chấm nhẹ dầu khoáng vào mũi bé có thể giúp ngăn ngừa da đỏ, nứt nẻ và đau nhức.
– Bổ sung chất lỏng: Tăng lượng chất lỏng cho bé để thay thế lượng chất lỏng bị mất do sốt hoặc sổ mũi – đặc biệt là sữa mẹ. Nếu trẻ bú sữa công thức thì mẹ có thể tăng lượng sữa lên.
– Sử dụng thuốc: Với trẻ sơ sinh, mẹ phải luôn luôn hỏi ý kiến chuyên gia, thầy thuốc, bác sĩ Nhi khoa trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Cách phòng tránh bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh
Chúng ta đều biết, vi-rút cảm cúm xuất hiện là do sự lây lan của các virus qua đường hô hấp nên cách phòng tránh tốt nhất là nên tránh thật xa những nguồn gây bệnh bằng cách:
– Hãy giữ cho bé tránh xa những người đang bị cảm cúm và hút thuốc lá.
– Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
– Người ẵm bồng bé nên rửa sạch tay trước khi bế bé.
– Hạn chế những nơi tập trung đông người.
– Nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Khi trẻ sơ sinh ngủ li bì, không có nước mắt khi khóc, mẹ cần phải chú ý. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị cảm cúm khi nào cần gọi bác sĩ?
Nếu như trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị cảm cúm có các dấu hiệu sau thì mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay:
– Trẻ bị hôn mê li bì, không có nước mắt khi khóc.
– Trẻ không chịu ăn, bị nôn trớ liên tục.
– Sốt cao từ 38 độ C trở lên.
– Tần suất ho ngày càng dày đặc hoặc liên tục.
– Trẻ thở nhanh hơn bình thường
– Có dịch mũi màu vàng xanh, có mùi hôi từ mũi hoặc do ho
– Có các tuyến sưng ở cổ
– Tai bị chảy mủ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
– Có các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày
“The Flu (Influenza Virus) in Babies and Toddlers”, What To Expect, October 15, 2020. |
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét