Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhớ được đầy đủ thông tin mà mình muốn tìm kiếm. 10 mẹo tìm kiếm dưới đây sẽ cực hữu ích, giúp bạn tìm được thông tin mà mình cần trong thời gian nhanh nhất.
Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển và tốc độ internet ngày càng cao, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về hầu hết mọi thứ. Có câu nói rằng “cái gì không biết thì tra Google”. Đây là công cụ tìm kiếm giúp bạn nhanh chóng có được thông tin từ công thức nấu ăn đến những bài nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhớ được đầy đủ thông tin mà mình muốn tìm kiếm. 10 mẹo tìm kiếm dưới đây sẽ cực hữu ích, giúp bạn tìm được thông tin mà mình cần trong thời gian nhanh nhất.
1. Cái này hoặc cái kia
Đôi khi chúng ta không chắc chắn rằng liệu mình có nhớ chính xác thông tin hoặc một cái tên mà chúng ta cần tìm kiếm. Tin vui cho bạn là đó không phải vấn đề.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt vào giữa những phương án mà bạn nghi ngờ chữ “or” (hoặc/hay). Bạn sẽ nhận được kết quả phù hợp và xác định được đâu chính xác là điều mình muốn tìm.
Ví dụ: Bạn không nhớ chính xác người mình cần tìm là Jennifer Aniston hay Lawrence, hãy gõ “Jennifer Aniston or Lawrence” và thông qua các kết quả tìm kiếm hiện lên, bạn sẽ biết đâu là người mình cần.
2. Tìm kiếm bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa
Dùng từ đồng nghĩa để tìm kiếm là một cách rất hữu hiệu. Nếu bạn cần tìm những trang web về một chủ đề nhất định thay vì tìm kiếm một cụm từ cụ thể, hãy thêm ký hiệu “~” vào từ khóa tìm kiếm của bạn.
Ví dụ: Khi gõ “healthy ~ food” (“lành mạnh ~ thực phẩm”), bạn sẽ nhận được các kết quả về nguyên tắc ăn uống lành mạnh, công thức nấu ăn cũng như các lựa chọn ăn uống tốt cho sức khỏe.
3. Tìm kiếm về một website cụ thể
Đôi khi bạn đọc được một bài báo thú vị trên một trang web và sau đó muốn chia sẻ với bạn bè hay đơn giản là đọc thêm nhiều thông tin hơn.
Cách đơn giản để bạn có thể tìm kiếm một cách nhanh chóng chính là nhập địa chỉ trang web và từ khoá hoặc toàn bộ cụm từ mà bạn nhớ có xuất hiện trong bài báo. Bài viết mà bạn cần sẽ hiện ra ngay lập tức.
Ví dụ: Bạn muốn tìm những bài viết về bài học cuộc sống trên trang eva.vn, hãy gõ “eva.vn bài học cuộc sống” và bạn sẽ có ngay thứ mình cần.
4. Sức mạnh của dấu hoa thị
Khi bạn không thể nhớ từ khóa, cụm từ hay một số trong dãy từ khóa mà mình cần tìm, bạn có thể dùng dấu “*” để thay cho từ đó. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được các kết quả chứa cụm từ mà bạn cần tìm.
5. Khi bạn quên nhiều từ
Khi bạn muốn tìm kiếm một nội dung nhưng lại quên nhiều từ trong cụm đó, hãy gõ từ đầu tiên và từ cuối cùng ra rồi đặt chữ “AROUND + (số từ gần nhất với số từ mà bạn quên) vào giữa.
Ví dụ: Bạn gõ “I wandered AROUND(4) cloud”, kết quả sẽ trả về “I wandered lonely as a cloud” (tên bài thơ mà bạn cần tìm).
6. Sử dụng khung thời gian
Cách này được áp dụng khi bạn cần tìm những sự kiện xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy gõ thêm khoảng thời gian mà bạn cần tìm kiếm và sử dụng dấu ba chấm ở giữa khoảng thời gian đó.
Ví dụ: Bạn muốn tìm những khám phá khoa học trong thế kỷ 20, bạn có thể viết kèm khoảng thời gian như trong hình.
7. Tìm kiếm một tiêu đề hoặc URL
Để tìm kiếm từ khóa hoặc tiêu đề một bài viết, hãy gõ từ “intitle” trước cụm từ bạn muốn tìm kiếm (không có dấu cách ở giữa 2 cụm từ này). Để tìm các từ từ một URL, hãy dùng “inurl”.
8. Tìm các website tương tự
Nếu bạn muốn tìm kiếm các trang web có cùng chủ đề với một website mà bạn thích, hãy gõ “related” rồi đến địa chỉ website kia (không có dấu cách giữa 2 cụm từ này).
9. Cả cụm từ
Đây là cách hiệu quả và đơn giản nhất để tìm một thông tin gì đó cụ thể và đúng thứ tự bạn gõ bằng việc đưa cả cụm từ vào trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Bạn gõ cụm từ tìm kiếm mà không có dấu ngoặc kép, kết quả sẽ hiện ra sẽ gồm những từ có trong cụm từ bạn tìm kiếm, không theo một thứ tự nào cả.
Đổi lại, nếu bạn đưa cụm từ tìm kiếm vào trong ngoặc kép, kết quả tìm kiếm sẽ có đúng cụm từ theo thứ tự mà bạn đã gõ. Nếu bạn chỉ nhớ một câu hát nào đó và muốn tìm tên bài hát, đây là cách rất hữu hiệu.
10. Những từ tìm kiếm không quan trọng
Để loại những từ tìm kiếm không quan trọng ra khỏi cụm từ tìm kiếm, bạn chỉ cần viết dấu “-” trước từ đó.
Ví dụ: Bạn muốn tìm một trang web có những cuốn sách thú vị (interesting books) nhưng không có ý định mua (buy), bạn có thể viết: interesting books – buy.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét