Bà bầu ăn mướp được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi mang thai. Mướp hương hay mướp ta đều là những loại mướp có thể sử dụng để nấu canh, luộc, xào và là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng, thanh mát mà bà bầu hoàn toàn có thể ăn.
Mướp là một loại quả phổ biến và thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Mướp có thể chế biến thành các món như luộc, xào hay nấu canh vừa thanh mát, bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn mướp được không lại là thắc mắc của rất nhiều mẹ.
Bà bầu ăn mướp được không?
Theo các chuyên gia, mướp là một loại quả thích hợp cho phụ nữ mang thai. Bà bầu có thể ăn mướp không chỉ trong 3 tháng đầu của thai kỳ mà trong suốt cả thai kỳ.
Theo Đông y, mướp có vị ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ có tác dụng thanh nhiệt giải độc rất tốt. Đối với bà bầu thì khi có thai thân nhiệt cao hơn, nóng hơn người bình thường nên ăn mướp rất tốt, có thể giải nhiệt hiệu quả.
Bà bầu có thể ăn mướp trong thai kỳ (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mướp là một loại quả có tính bình và vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt rất tốt. Ngoài ra, mướp có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và cần thiết cho mẹ bầu.
Trong 100g mướp có chứa tới 95g nước, 0,9g protein, 0,1g lipid, 3g gluxit, 28g sắt, 160mcg beta caroten và các vitamin B, C… đó đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ bầu. Những chất dinh dưỡng này không chỉ có tác dụng cho mẹ bầu mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh.
Do đó, bà bầu ăn mướp rất tốt và là nguồn thực phẩm nên bổ sung trong quá trình mang thai.
Mướp cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Lợi ích bà bầu ăn mướp
Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà quả mướp mang đến cho bà bầu, những lợi ích tuyệt vời mà bầu có thể nhận được khi ăn mướp đó là:
– Giải nhiệt
Bà bầu ăn mướp được không? Bà bầu 3 tháng đầu ăn mướp được không? Đó đều là băn khoăn của nhiều mẹ. Mướp có tính bình, vị ngọt và thanh mát, có tác dụng giải nhiệt vô cùng hiệu quả. Có bầu ăn mướp có thể giúp giải nhiệt, giảm nóng tốt cho mẹ.
– Bổ sung chất xơ hiệu quả
Mướp có chứa 0,6g chất xơ trong 1 quả có thể cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho mẹ bầu, giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa. Mướp cũng giúp mẹ bầu phòng tránh được tình trạng béo phì, cao huyết áp, táo bón… đó đều là những vấn đề khi mang thai thường mắc phải.
– Mướp bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng
Vitamin C có trong mướp có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường sức đề kháng, giúp mẹ bầu tránh được những bệnh cảm cúm, nhiễm trùng… Ngoài ra, bà bầu ăn mướp cũng giúp hấp thụ chất sắt tốt, bổ sung chất sắt cho mẹ bầu.
– Bổ sinh vitamin B
Mướp chứa lượng vitamin B dồi dào giúp mẹ bầu có thai kỳ ổn định hơn. Vitamin B giúp phát triển não bộ của thai nhi, hạn chế các vấn đề về thần kinh. Đặc biệt, vitamin B cũng tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu, tăng sức đề kháng cho mẹ. Bà bầu ăn mướp cũng giúp cải thiện tình trạng ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
– Cung cấp dinh dưỡng cho thai kỳ
Ngoài những tác dụng của mướp cho bà bầu ở trên thì bà bầu ăn mướp còn cung cấp các chất dinh dưỡng như nước, protit, lipit, gluxit, xenlulozơ, sắt và nhiều vitamin nhóm B, nhóm C,… bổ sung dinh dưỡng cần thiết trong ngày cho mẹ bầu.
Mướp cung cấp dinh dưỡng cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn mướp bao nhiêu thì tốt?
Tuy mướp tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ nhưng mẹ bầu không nên ăn mướp quá 3 bữa/ tuần. Bà bầu có thể ăn mướp trong suốt thai kỳ và ăn lượng vừa đủ.
Bà bầu ăn quá nhiều mướp có thể gây dư thừa chất xơ gây chướng bụng, đầy bụng. Dạ dày yếu ăn mướp có thể gây tiêu chảy nguy hiểm.
Một số lưu ý khi bà bầu ăn mướp
– Những bà bầu có hệ tiêu hóa không tốt, đặc biệt là những mẹ có tỳ vị không chịu được tính hàn thì không nên ăn mướp.
– Mẹ bầu ăn mướp non vừa phải, không quá non và cũng không quá già. Chế biến thành các món mướp luộc, xào… đều tốt cho sức khỏe.
Đó là câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn mướp được không và nên ăn bao nhiêu là tốt. Mẹ bầu có thể ăn mướp và nên ăn một lượng phù hợp để tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
Xem thêm chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét