Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh

Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh



Từ khoảng 2 tháng tuổi trở lên, nhiều đứa bé sơ sinh bắt đầu “khó tính” trong việc ăn, ngủ khiến không ít lần các ông bố bà mẹ cảm thấy mệt mỏi.



Bé Lily – một thiên thần tại Trung Quốc, nổi tiếng dễ ngủ – đã trở nên “nhạy cảm” hơn khi tròn 2 tháng tuổi. Đứa bé nằm ngủ trong vòng tay của bố cả ngày và chỉ cần đặt em xuống giường, Lily sẽ tỉnh dậy ngay. Không còn cách nào khác, để giữ giấc ngon cho con, cả nhà phải “xông trận”, thay nhau ôm bé cho đến khi con tỉnh dậy.


Đây không chỉ là một trường hợp, mà hầu hết các gia đình đều gặp tình trạng này, và cả những vấn đề về giấc ngủ khác của trẻ trong năm đầu tiên chào đời: ôm để ngủ ngon và thức giấc khi đặt xuống, ngủ vào ban ngày và dậy vào đêm, ngủ không theo giấc, giờ ngủ ngắn, khó ngủ, tỉnh giấc vào ban đêm,… Tại sao lại như thế?


Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh


7 lí do của biểu hiện “thức giấc”:


1. Sự phát triển “tiền đình” của tai trong


Sự phát triển “tiền đình” ở tai trong của bé giống như một loại phản xạ có điều kiện: khi bé ngủ từ tư thế mẹ bế sang đặt ở giường, tiền đình của đứa trẻ sẽ tống ra ngoài và cảnh báo “Rất tiếc, bạn đang bị mất cân đối.” Lúc này, bé nhận được thông tin từ cơ thể và “kích hoạt” phản xạ giật mình, duỗi tay chân và thức giấc.


Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh


2. Chu kì giấc ngủ của trẻ


Đối với những em bé mới sinh, chu kì giấc ngủ của trẻ khoảng 45 phút, trong đó, một nửa thời gian ngủ nhẹ, còn một nửa là thời gian ngủ sâu. Khi ngủ nhẹ, bé sẽ có một số biểu hiện trên khuôn mặt, đi kèm với cử động tay chân, thỉnh thoảng ậm ừ. Lúc này, nếu có âm thanh lớn hơn 60 dB, tự động thính giác làm việc khiến bé thức giấc, nhiều người gọi đây là phản xạ giật mình. Vì vậy, tình trạng giật mình của trẻ khi được bố mẹ đặt xuống giường là do bé đang trong giai đoạn ngủ nhẹ.



3. Khó cải thiện thói quen trong tử cung


Đối với trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi, phần lớn nguyên nhân khiến trẻ thức giấc là do chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài sau khi ra khỏi bụng mẹ. Bởi, trạng thái được bao bọc chặt chẽ trong bụng, và liên tục được nghe nhịp tim, tiếng nước ối của mẹ khiến đứa trẻ “truy tìm” cảm giác này bằng cách “yêu cầu” nằm trọn trong vòng tay của mẹ. Khi có sự thay đổi sau đó, đứa bé sẽ thức giấc.




Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh







4. Môi trường ngủ của bé


Khi được mẹ ôm vào lòng, bé cảm nhận được sự quen thuộc của mùi và nhiệt độ. Nhưng khi đặt bé xuống, môi trường thay đổi, cảm giác “không an toàn”, bé sẽ trở nên nhạy cảm và thức giấc ngay.


Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh


5. Do sự phát triển thể chất của bé


Trẻ sơ sinh sẽ phải trải qua 10 giai đoạn phát triển trí não trong suốt quá trình phát triển, vậy nên, hầu hết các bé sẽ khó ngủ trong giai đoạn tăng trưởng. Không chỉ vậy, bé còn phát triển ở các cử động tay chân, cảm xúc, nhạy cảm và điều này dẫn đến tình trạng ngủ không ngon, khó ngủ của trẻ.


Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh


6. Em bé không khỏe


Trong 6 tháng đầu sau sinh, có thể bé sẽ bị đau ruột, vì vậy tư thế co quắp, cảm giác khó chịu sẽ thuyên giảm khi bế sẽ làm bé hài lòng. Nhưng sau khi được đặt lên giường, cơn khó chịu quay lại khiến đứa trẻ thức giấc. May mắn là, khi em bé lớn lên, dần dần sự khó chịu này sẽ biến mất.


7. Thói quen của bố mẹ


Một số bậc cha mẹ thích ôm con ngủ khi bé vừa chào đời. Thói quen ngủ này được cha mẹ hình thành ngay từ nhỏ, và sau đó rất khó cải thiện vì vậy, nếu muốn trẻ ngủ ngon và tự chủ khi lớn lên, hãy cố gắng giảm thiểu thói quen này.


Vậy làm sao để giải quyết trình trạng thức giấc này của bé?


Xoay phẳng sang một bên


Khi được đặt nằm nghiêng, bé vẫn ở tư thế cuộn tròn và tạo thành một không gian an toàn nhỏ. Cần chú ý 5 chi tiết để đặt bé xuống thành công: chờ đến khi trẻ bước vào giai đoạn ngủ sâu; khi cho trẻ “tiếp đất”, đặt mông trước, sau đó kéo tay ra; đặt một chiếc gối nhỏ ở bụng, eo và mông của bé; trong suốt quá trình đặt con xuống, phần trên của mẹ phải áp sát vào cơ thể của bé; thực hiện động tác từ từ, không để trẻ nhận thấy.


Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh


“Đánh nhanh, thắng nhanh”


Ngoài việc để bé nghiêng sang một bên, bố mẹ cần thực hiện các động tác nhanh gọn “đánh nhanh, thắng nhanh”, tất nhiên không được thô bạo với trẻ. Một số trường hợp rất hiệu quả đối với phương pháp này.


Thiết lập thói quen ngủ tốt


Nếu bạn muốn bé dần hình thành thói quen ngủ tốt thì đừng quên tập cho bé cảm giác quen thuộc. Điều này giúp con tự chủ trong giai đoạn sau, bỏ bú đêm và hình thành dần thói quen ngủ ngon.


– Đừng lúc nào cũng ôm con ngủ, trừ khi thật sự cần thiết


– Trau dồi thói quen tốt khi đi ngủ: Ví dụ, khi bé ngủ ngày, bố mẹ không nên kéo rèm để mô phỏng cảm giác vào ban đêm, hãy cứ để bé cảm nhận đó là ban ngày, là thời gian ngắn cho giấc ngủ và cần thức để chơi sau đó. Vào ban đêm, hãy hình thành thói quen tắt đèn dể dần củng cố tiềm thức ngủ khi trời tối của bé.


– Đảm bảo rằng môi trường ngủ của bé quen thuộc: âm thanh, vị trí giường,…


Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh


Đừng cố tình dỗ con ngủ, hãy bắt tín hiệu ngủ của trẻ


Một số cha mẹ cố tình dỗ bé ngủ khi trẻ không buồn ngủ. Việc dỗ ngủ như vậy vừa khó, vừa khiến trẻ dễ thức giấc. Vì vậy, hãy quan sát kĩ tín hiệu giấc ngủ từ bé, từ đó, việc dỗ ngủ sẽ phát huy hiệu quả hơn. Các tín hiệu về giấc ngủ gồm: Dụi mắt và ngáp, đột nhiên bị kích thích và khóc, giảm hoạt động hoặc hành động chạm lại, bú chậm rãi,…


Trẻ sơ sinh vừa bế ngủ đặt xuống giường lại khóc có 7 lý do, loại thứ 6 là bệnh





Hạ Mây (Phụ Nữ Việt Nam)

Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét