Tôi không biết bố mẹ nhận nuôi anh từ khi nào, chỉ biết khi tôi lớn lên thì đã có anh bên cạnh rồi. Bố mẹ tôi cũng chẳng sinh thêm con, chỉ nuôi mỗi anh em tôi và chăm sóc, bảo vệ rất chu đáo. Nhưng giới hạn của chúng tôi cũng được phân chia rất rõ. Tôi vẫn nhớ như in cái cách mà bố luôn bảo với tôi rằng đấy không phải anh ruột tôi, chỉ là anh nuôi, là một đứa trẻ tội nghiệp được bố mẹ nhận nuôi mà thôi. Và đứa trẻ ấy không có cha mẹ ruột. Bố nói một cách hằn học, còn mẹ lặng thinh ngồi bên cạnh.
Càng trưởng thành, tôi càng cảm thấy cách bố mẹ đối xử với chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Mẹ luôn bảo vệ, cưng chiều anh hơn tôi. Còn bố thì ngược lại. Nhưng tôi nghĩ đơn giản rằng chắc mẹ thấy thương anh vì hoàn cảnh anh đặc biệt, tội nghiệp. Còn bố là đàn ông, bố thương con gái hơn cũng là điều dễ hiểu.
Chỉ là càng lúc, mẹ càng phân biệt đối xử hơn. Bà lúc nào cũng lo nghĩ cho con trai nuôi thay vì con ruột. Anh tôi đậu đại học, mẹ đi lên tận thành phố, tìm chỗ trọ, mua đầy đủ vật dụng cần thiết cho anh. Tôi còn thấy mẹ lấy tiền giấu giếm bố mua cho anh cái xe tay ga cho bằng bạn bằng bè. Mỗi tuần, anh về chơi, mẹ cũng chẳng cho anh đụng vào công việc nhà mà luôn bắt tôi làm hết. Bố mẹ nhiều lần cãi nhau vì điều đó.
Trong khi đó, tôi xin tiền mua tài liệu, hoặc đi học thêm, mẹ đều không cho. (Ảnh minh họa)
Anh nuôi cũng biết thân biết phận lắm. Anh không bao giờ vòi vĩnh bất cứ thứ gì. Thậm chí anh còn có cuốn sổ, ghi chép tỉ mỉ những khoản tiền mà bố mẹ bỏ ra cho anh. Anh nói rằng sau này đi làm kiếm tiền sẽ trả dần dần số tiền ấy.
Dù đang học năm 4, anh vẫn đi làm thêm, kiếm tiền tự trang trải cuộc sống và gửi cho tôi một triệu tiêu vặt. Anh nói với anh, tôi chính là ruột thịt, là người thân thiết, là em gái ruột chứ không phải người dưng như bố tôi vẫn hay nhắc nhở. Tôi thương anh mình lắm. Anh trưởng thành quá khiến tôi chạnh lòng.
Nhưng tôi không thích cách mẹ giấu tiền gửi cho anh. Trong khi đó tôi xin tiền mua tài liệu, hoặc đi học thêm, mẹ đều không cho. Bà nói tôi tự đi làm thêm kiếm tiền như anh rồi muốn làm gì thì làm. Tôi xin chiếc xe ga, mẹ chỉ mua cho chiếc xe số. Bố tôi bực mình quá đem chiếc xe đi đổi lại, chấp nhận mất tiền oan. Cách mẹ đối xử với anh cứ như anh là con ruột, còn tôi mới là con nuôi vậy.
Tôi không biết sẽ đối diện thế nào với anh nuôi của mình nữa? (Ảnh minh họa)
Cho đến đêm qua, nửa đêm khát nước, tôi xuống tầng dưới uống nước thì vô tình nghe cuộc nói chuyện khá gay gắt giữa mẹ và bố. Bố giận dữ bảo mẹ để anh nuôi ra trường rồi tự thuê nhà ở riêng, ông không muốn thấy anh nữa. “Cứ thấy nó càng lớn càng giống gã đàn ông đó, tôi không chịu được”. Bố to tiếng. Mẹ tôi khóc sụt sùi, trách bố không chịu bỏ qua lỗi lầm cũ của mẹ, dằn vặt mẹ suốt mấy chục năm qua. Bố tôi cay cú hỏi vặn lại mẹ cách bà đối xử giữa tôi với con riêng của mình, có thấy quá phân biệt không?
Tôi điếng người. Gì thế này? Vậy là anh nuôi không phải con nuôi, không phải đứa trẻ nào bị bỏ rơi, mà là con riêng của mẹ. Và bố đã chấp nhận điều đó, nuôi dưỡng anh suốt 22 năm qua.
Tôi về phòng, trong đầu rối bời. Không biết anh tôi có biết chuyện này hay không? Tự dưng tôi lại thấy thương anh nhiều hơn. Tôi cũng thương bố. Còn mẹ, tôi vừa thương vừa giận. Nếu bà đối xử công bằng hơn với tôi, có lẽ bố đã không gay gắt với anh. Và một phần, có lẽ nỗi đau bị phản bội vẫn còn nhói đau trong tim ông suốt mấy chục năm qua. Trong chuyện này, ai mới là người có lỗi? Tôi không biết sẽ đối diện thế nào với anh nuôi của mình nữa?
Theo N.T.M.H (baodansinh.vn)
Nguồn: Người Lao động
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét