Vừa khéo tay vừa chịu khó, lại có niềm yêu thích đặc biệt với việc làm cơm bento nên chị Thư không ngại vất vả để chuẩn bị những đĩa cơm cầu kì, đẹp mắt cho bé Sunny.
Với mỗi đĩa cơm được mẹ trang trí, bé Sunny ăn rất hào hứng.
Chị Anh Thư (sinh năm 1991, sống tại Thành phố Hồ Chí Minh) có niềm yêu thích đặc biệt với việc làm cơm bento cho bé Nhật Linh (tên ở nhà là Sunny) – 20 tháng tuổi. Mỗi đĩa cơm chị làm không chỉ ngon miệng, mà còn vô cùng đẹp mắt, sáng tạo khiến nhiều người phải xuýt xoa không ngừng.
Những đĩa cơm vô cùng tinh tế và khéo léo từ bàn tay của chị đã khiến các mẹ vô cùng thích thú. Chia sẻ hàng loạt bức ảnh về đĩa cơm ngộ nghĩnh lên mạng xã hội, nhiều chị em “nhao nhao” hỏi cách làm.
Chị Anh Thư có niềm yêu thích đặc biệt với việc làm cơm bento cho con gái.
Làm đĩa cơm sinh động để con khám phá thế giới xung quanh
Chị Anh Thư giới thiệu, bản thân khá bận rộn với công việc kinh doanh song vẫn luôn dành thời gian chăm sóc gia đình và em bé. Chị tranh thủ những lúc rảnh rỗi chế biến đa dạng món ăn cho bé, khi thì bento, khi là những món ăn được trang trí cho thêm phần đẹp mắt và hấp dẫn. Từ chính những đĩa cơm chị muốn được khám phá về thế giới xung quanh, các loài động vật, hay chỉ đơn giản là học thêm về màu sắc giúp bé hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn.
Để có kinh nghiệm làm những đĩa cơm đẹp, chị Anh Thư đã học hỏi cách làm từ các mẹ đi trước hoặc đôi lúc là ý tưởng bột phát trong đầu. Thông thường chị Thư sẽ lên thực đơn riêng và cách chế biến, nguyên liệu hữu cơ riêng dành cho bé, bé sẽ được thưởng thức nhiều hương vị hơn, tạo cảm giác thích thú hơn mà vẫn an toàn cho bé.
Với mỗi “tác phẩm” chị luôn khéo léo bài trí hình con vật ngộ nghĩnh và sinh động.
Chị cho bé ăn dặm từ khi bé ngồi vững (gần 6 tháng), đa dạng phương pháp, trong đó có phương pháp 3 trong 1, ăn dặm kiểu Nhật, truyền thống và ăn dặm chỉ huy (blw). Vì ăn đa dạng nên con ăn thô rất tốt, bé rất dễ ăn, không kén cá chọn canh. Vì vậy mỗi bữa ăn của bé đều là niềm vui.
Cũng chính vì bé ăn thô tốt nên chị bắt đầu tạo tính thu hút trên từng đĩa thức ăn, giúp bé “vừa ăn vừa học và vừa chơi”, bé khá hào hứng với những dĩa cơm bento mẹ mang lại. Vậy là những đĩa cơm bento ra đời từ đó.
30 phút hoàn thành một đĩa cơm “siêu đẹp”
Mẹ Sài Gòn nói: “Với mình, bento không phải là một món ăn thông thường mà đó còn là nơi để gửi gắm tình yêu thương của người làm dành cho người nhận. Mình dồn hết tình yêu thương vào những đĩa cơm ấy cho con. Tuy bé không mấy lười ăn nhưng để phát triển trí tưởng tượng, cũng như giúp con luôn cảm thấy hào hứng, vui vẻ khi ăn nên mình đã bỏ thời gian, công sức để làm cơm bento cho bé”.
Nhìn những đĩa cơm đẹp hoàn hảo ấy, ít ai biết rằng chị Thư cũng đã trải qua không ít lần thất bại. Có những lúc chị mất cả ngày những vẫn không làm xong được một đĩa cơm, vì muốn chau truốt tỉa hình sao cho đẹp nhất. Nặn mãi mới ra rồi còn cắt tỉa trang trí khiến bà mẹ trẻ cũng nản.
Tuy nhiên, làm nhiều rồi cũng quen, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hiện tại, chị Thư chỉ làm chỉ từ 30 phút đến 1 giờ là xong đĩa cơm cho con.
Mỗi bữa ăn chị chuẩn bị đều đầy đủ đạm, tinh bột, vitamin và chất xơ, cơm/bún/mì/miến cùng món chính (kho, chiên, xào), rau củ (hấp/luộc/xào), canh.
Vì bé đang trong giai đoạn phát triền nên những nguyên liệu chị Thư sử dụng đều là tự nhiên, an toàn với bé. Khi bé trên 1 tuổi chị mới bắt đầu sử dụng gia vị của bé, lượng ít, mục đích cho bé làm quen với các mùi vị và nâng cao khẩu vị của bé hơn, vẫn hạn chế nêm mặn. Đa phần chị chế biến riêng bữa ăn của bé, lượng ăn vừa đủ nên chi phí rất đơn giản, như những bữa ăn bình thường với sườn xào, mực xào, gà chiên hoặc nướng, rau củ.
Từ những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc con của cá nhân mình, chị Thư khuyên các mẹ nên cho bé ăn theo khả năng, không nên ép con, cũng không nên cho bé ăn rong, không sử dụng thiết bị điện tử trong bữa ăn, nên hình thành thói quen bàn ăn, cho bé ăn uống một cách khoa học, tăng thô dần để các bé có phản xạ nhai và khả năng xử lý thô tốt, không bị hạn chế bữa ăn chỉ có cháo, giúp các con cảm thấy mỗi bữa ăn sẽ là một điều mới lạ.
Việc làm đồ ăn cho con tuỳ vào khả năng của mỗi người mẹ nhưng nên dành chút ít thời gian, chế biến thêm vài món mới lạ hoặc trang trí thêm cho các bé được học hỏi, được khám phá. Việc sắp xếp thời gian hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các mẹ và các bé có khoảng không gian bên nhau nhiều hơn dù bận cách mấy.
Đa phần chị chế biến riêng bữa ăn của bé, lượng ăn vừa đủ nên chi phí rất đơn giản.
Nguyên liệu và cách làm một số món ăn dặm bắt mắt cho bé:
Món 1: Cà ri gà kiểu Nhật
Nguyên liệu:
• 4 lòng đỏ trứng gà ta.
• 5 gram bột bắp.
• 10 gram đường bột.
• 15 gram bột sữa công thức.
• 1 muỗng cafe nước cốt chanh.
• Vani chiết xuất.
Cách làm:
• Làm nóng lò. Đánh tan 4 lòng đỏ trứng gà, cho tiếp nước cốt chanh vào đánh tới khi nổi bong bóng cho từ từ đường bột vào đánh tới khi lòng đỏ trứng chuyển màu trắng đục, hỗn hợp dẻo mịn thì cho vani vào trộn đều.
• Rây sữa bột và bột bắp vào dùng phới nhào nặn đều đến khi hỗn hợp dẻo đặc, cho vào túi bắt kem, bắt thành những hình tròn nhỏ, nên dùng khay chống dính hoặc lót giấy nến.
• Cho vào lò nướng rãnh giữa, 120 độ/15-20 phút hạ nhiệt về 100 độ sấy thêm 5-10 phút nữa hoặc mở cửa lò sấy.
• Bánh thành phẩm không quá cứng hay mềm, giòn giòn nhưng tan trong miệng, bé ăn rất dễ và ngon hen, bánh thơm mùi như bánh quy ý.
Cà ri gà kiểu Nhật cho bé yêu.
Món 2: Món chè chuối cho bé
Nguyên liệu:
• 2 trái chuối tiêu
• 1 chút bột báng
• Cốt dừa
• 1 muỗng bột năng hữu cơ
• Đậu phộng, mè rang, cho thêm 1 chút vụn dừa cho đậm đà hơn (bé nhỏ không nên dùng đậu phộng).
Chế biến:
• Các mẹ có thể dùng cốt dừa hữu cơ đóng lon hoặc tự làm nước cốt dừa bằng cách: Cùi dừa ngâm nước sôi già 15p, đem đi xay (nước ngập dừa là được), vắt thật kỹ rồi lọc lấy nước, bỏ bã. Có thể lọc thêm 1 lần nữa lấy nước dão vẫn rất béo và ngậy.
• Chuối bóc vỏ, cắt miếng vừa ăn, ngâm vào âu nước muối pha loãng 15 phút.
• Ngâm bột báng trong nước khoảng 15 phút cho nở mềm.
• Đậu phộng rang giã nhỏ.
• Bắc nồi nước sôi rồi cho bột báng vào nấu chín, sau đó vớt ra thả vào thau nước lạnh để bột báng không dính vào nhau.
• Chuối sau khi ngâm vớt ra, rửa sạch.
• Đun ít nước sôi, cho chuối và bột báng vào nấu, cho tiếp bột năng đã pha nước vào nấu chín, sau đó cho tiếp nước cốt dừa vào khuấy đều rồi tắt bếp.
• Múc chè ra tô/chén, rắc thêm chút đậu phộng, mè rang và xíu vụn dừa lên trên. Chè ăn nóng rất ngon.
Món chè chuối cho bé.
Món 3: Chè bơ sữa dừa (Dùng cho bé trên 8 tháng tuổi)
Nguyên liệu :
– Nửa quả bơ.
– 120ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
– 60ml nước cốt dừa.
– 3gram bột gelatine.
– 1 muỗng cà phê bột năng hữu cơ.
Cách làm :
– Xay nhuyễn bơ cùng 80ml sữa mẹ (hâm ấm), 40ml nước cốt dừa (có thể dùng thêm mật chà là tạo độ ngọt).
– Gelatine ngâm nước lạnh cho nở, sau đó hấp cách thuỷ hoặc quay lò vi sóng cho tan.
– Đổ gelatine vào hỗn hợp bơ, cho hỗn hợp vào khuôn, để ngăn mát tủ lạnh 2-3h cho đông lại.
– Dùng 40ml sữa mẹ + 20ml nước cốt dừa còn lại bắc lên bếp, đun liu riu cho bột năng (đã hoà tan cùng ít nước) vào khuấy đến khi hỗn hợp sền sệt lại.
– Để nguội cho vào chè bơ ban đầu, có thể thêm topping vụn dừa hoặc hạt chia.
Chè bơ sữa dừa (Dùng cho bé trên 8 tháng tuổi).
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét