“Thực đơn vàng” giúp chị em nâng cấp đời sống “gối chăn”

GiadinhNet – Phụ nữ sau tuổi 35 xuất hiện tình trạng lão hóa da, béo phì và đặc biệt là suy giảm ham muốn tình dục”. Nhưng với một thực đơn thiết kế đúng khoa học, đảm bảo dinh dưỡng, hiện tượng này có thể được khắc phục.


Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế Thái Hà) thì “100% phụ nữ sau tuổi 35 xuất hiện tình trạng lão hóa da, béo phì và đặc biệt là suy giảm ham muốn tình dục”. Nhưng với một thực đơn thiết kế đúng khoa học, đảm bảo dinh dưỡng, hiện tượng này có thể được khắc phục.


<br/>Đậu nành đặc biệt tốt cho chị em<br/>


Đậu nành đặc biệt tốt cho chị em


Tầm quan trọng của estrogen


Hoóc môn giới tính được chia thành nhiều loại: estrogen, testosterone, progesterone… Hầu như các loại hoóc môn này đều có mặt trong cả hai giới nhưng với tỷ lệ khác nhau. Trong cơ thể phụ nữ, estrogen chiếm tới hơn 80%. Trong khi đó ở cơ thể nam giới, tỷ lệ này thường là dưới 20%. Chính hoóc môn này đã làm nên sự khác biệt về đặc điểm hình thể, sinh lý, chức năng đặc trưng của phái đẹp. Thiếu nó, sự cân bằng của môi trường âm đạo sẽ bị phá vỡ, chị em dễ gặp phải các vấn đề như viêm nhiễm phụ khoa, khô âm đạo và giảm ham muốn.


Không chỉ liên quan đến sức khỏe tình dục, estrogen còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của phái đẹp. Nó đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát cholesterol trong máu và bảo vệ hệ tuần hoàn. Từ đó, estrogen giúp bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim hay rối loạn vận mạch. Khi estrogen bị suy giảm, cơ thể người phụ nữ phải trải qua một loại các vấn đề như rụng tóc, da khô, nhăn và nám. Họ thường xuyên bị căng thẳng, cảm giác mệt mỏi, đãng trí, bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm. Lượng cholesterol trong máu cũng tăng cao khiến chị em thường gặp phải các vấn đề về huyết áp.


Hàm lượng estrogen tăng mạnh trong thời kỳ dậy thì, mang thai và giảm sút mạnh vào thời kỳ mãn kinh do sự sản sinh chất này ở buồng trứng suy giảm. Tuy nhiên, một số người dù chưa bước vào thời kỳ mãn kinh vẫn có thể bị suy giảm estrogen do bị giảm sút chức năng buồng trứng như đa nang buồng trứng, hoặc có chế độ luyện tập thể dục thể thao khắc nghiệt, hoặc ăn kiêng, giảm cân… khiến cho lượng mỡ trong cơ thể tụt xuống thấp, không đủ để sản xuất estrogen. Những phụ nữ trẻ bị thiếu hụt estrogen thường mắc chứng hay quên, mất ngủ, giảm ham muốn tình dục và đau khi “giao ban” do nồng độ estrogen thấp hoặc bắt đầu suy giảm gây ra tình trạng “khô hạn” ở âm đạo.


Trong trường hợp bị thiếu estrogen trầm trọng, chị em phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng bàng quang, đau đầu, rối loạn tâm trạng, thường xuyên chán nản, loãng xương… Đặc biệt, những chị em bị thiếu hụt estrogen trong cơ thể thường gặp khó khăn trong việc thụ thai. Đây cũng chính là những dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu hụt estrogen rõ ràng nhất ở phụ nữ trẻ.


Nuôi “nhựa sống” mỗi ngày


<br/>Bác sĩ Lê Thị Kim Dung<br/>


Bác sĩ Lê Thị Kim Dung


Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế Thái Hà) nhận định: Thực tế là từ sau tuổi 35, 100C% phụ nữ đã bắt đầu có sự suy giảm estrogen với các biểu hiện dễ gặp như da khô, nám da, béo phì, giảm ham muốn tình dục… Theo bác sĩ Dung, không cần phải dùng thuốc điều trị tốn kém, chế độ ăn uống lành mạnh, với những thực phẩm có hàm lượng estrogen cao được xem là cách nuôi dưỡng “nhựa sống” an toàn nhất cho phái đẹp.


Để tăng cường estrogen, chị em nên bổ sung dinh dưỡng toàn diện và hợp lý bằng cách tránh ăn những thức ăn nhiều ngọt và béo, nên ăn các loại thịt nạc, thực phẩm ít béo và nhiều chất xơ, giàu vitamin C như: kiwi, cà chua, cam, quýt, đào, chuối, măng tây, cà rốt, súp lơ, ngô, đậu… hay các thức ăn giàu carotene như ớt, cải xoăn, rau bina, cà rốt, củ cải đường, rau bồ công anh, củ cải, bắp cải, bí đỏ, củ cải đường. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như gan, thịt bò, cá ngừ, yến mạch, thịt gà tây, chuối, khoai tây, bơ… và có chứa các chất tương tự estrogen của cơ thể phụ nữ như các sản phẩm từ đậu nành cũng là những thực phẩm giúp tăng estrogen trong cơ thể một cách tự nhiên.


Phụ nữ tại một số nước châu Á, đặc biệt là ở Nhật Bản không gặp nhiều khó chịu trong thời kỳ mãn kinh so với các nước châu Âu. Những nghiên cứu cho thấy, đậu nành là một trong những thực phẩm giàu chất isoflavones – một dạng nội tiết tố estrogen thực vật. Isoflavones có chức năng tương tự estrogen của người phụ nữ nhưng tác dụng yếu hơn. Theo đó, các chuyên gia ghi nhận nồng độ isoflavones (trong nước tiểu) của phụ nữ Nhật Bản cao hơn phụ nữ Hoa Kỳ hoặc Phần Lan từ 100 đến 1.000 lần.


Trên thực tế, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra thành phần isoflavon được chiết xuất từ tinh chất mầm đậu nành có cấu trúc hóa học tương tự estrogen. Do đó, nó có thể tham gia các hoạt động trong cơ thể như một estrogen. Isoflavon có nhiều trong cỏ ba lá đỏ, đậu nành, cỏ linh lăng, cây dong… Tuy nhiên đậu nành vẫn là thực vật có hàm lượng cao nhất. Hàm lượng isoflavone toàn phần trong 100g bột đậu nành nguyên béo là 177.89mg, còn trong 100g mầm đậu nành là khoảng 40.71mg, những sản phẩm khác từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành… có hàm lượng isoflavone khoảng 20mg/100g.


Trong khi đó theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày chị em nên bổ sung isoflavon với liều dao động khoảng 40-60mg/ngày, tùy từng đối tượng. Với phụ nữ sau mãn kinh hay phụ nữ muốn trị nám có thể bổ sung tới 50mg/ngày. Ngoài ra, loại thực phẩm dễ gieo trồng này còn giàu giá trị dinh dưỡng, giàu protein, vitamin E, C ở dạng thiên nhiên, chứa nhiều axit amin, canxi và khoáng chất giúp chống lão hóa xương.


Ăn rau xanh để ngăn thiếu máu và mệt mỏi


Để cân bằng hoóc môn, thực đơn hàng ngày rất quan trọng. Rau lá xanh được đánh giá là thực phẩm tuyệt vời cho phái đẹp. Chúng giàu magiê, giúp sản sinh năng lượng và điều hòa hệ thần kinh của bạn, cùng với sắt để hình thành tế bào hồng cầu, thích hợp giúp ngăn ngừa mệt mỏi và thiếu máu. Hải sản cũng là một trong những thực phẩm cân bằng hoóc môn tốt nhất. Tại sao như vậy? Hải sản rất giàu kẽm, selen và chất béo omega-3, cùng với các vitamin B và magiê.


Mỹ Hà



Theo: Gia đình




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét