Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng thường sẽ làm ảnh hưởng và gây khó khăn cho bé trong việc hít thở, dẫn đến tình trạng trẻ ngủ không ngon, thở khò khè, khó chịu và quấy khóc.
Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng nguyên nhân do đâu?
Ngoài bị dị ứng về thời tiết, nguyên nhân chủ yếu khiến cổ họng của trẻ sơ sinh có đờm là do những ảnh hưởng chính từ hệ hô hấp như trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh hoặc một số các bệnh truyền nhiễm khác.
Thực tế, tình trạng trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng kéo dài là do cơ thể các bé còn quá nhỏ, lực ho không quá mạnh nên mỗi khi trẻ không thể tự tống được đờm ra ngoài. Do vậy, cha mẹ cần phải quan sát kỹ từng biểu hiện của con, dù là nhỏ nhất để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Nếu như trong cổ họng bé có quá nhiều đờm sẽ dẫn đến việc ho khò khè, khó thở. Trong một số trường hợp, đờm chính là nguyên nhân gây nên nôn trớ, trẻ khó khăn trong việc ăn uống. Theo các bác sĩ Nhi khoa, đối với các trẻ nhỏ ở độ tuổi sơ sinh, do mũi, cổ họng vẫn chưa hoàn thiện để xử lý các chất nhầy nên trẻ có thể sẽ ho nhiều hơn để làm đánh bật các chất nhầy ra.
Bé bị đờm trong cổ họng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu như trẻ không kèm theo một số các triệu chứng như dị ứng, phát ban, sốt.
Trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng nên xử trí thế nào?
Một khuyến cáo chung của các chuyên gia đối với các mẹ khi thấy bé có nhiều đờm trong cổ họng, bị ho kèm theo sốt, sổ mũi, dị ứng, phát ban, hoặc kể cả trẻ có đờm ho nhưng không sốt thì cũng cần phải đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám.
Mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để xử lý đờm trong cổ họng bé. (Ảnh minh họa)
Mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian làm tan đờm, tiêu đờm như xông tinh dầu tràm, dùng lá hẹ hoặc lá húng chanh, chưng quất với đường phèn, dùng nước muối sinh lý hoặc dùng gừng….
Ngoài ra, mẹ cũng có thể thực hiện một số phương pháp hỗ trợ làm tan đờm tại nhà để khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn như: vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé thường xuyên để giúp lưu thông tuần hoàn máu ở phổi và đờm trong cổ họng cũng được nhanh chóng tống ra ngoài hơn. Vỗ lưng trị đờm, thông đờm cho trẻ sơ sinh được thực hiện như sau:
– Bước 1: Đặt trẻ sơ sinh nằm nghiêng một bên trên giường cứng, dùng khăn bông mềm để kê dưới mông (không dùng gối kê đầu), kê mông sao cho đầu và mông của trẻ tạo được góc khoảng 15 độ.
– Bước 2: Mẹ thực hiện chụm tay và vỗ liên tục trên lưng bé, mẹ cần phải chú ý là chụm tay sao cho tạo được khoảng trống không khí để không làm bé bị đau, hướng tay từ phổi về phía cổ. Mẹ vỗ làm sao để tạo được cảm giác lồng ngực của bé rung lên từng nhịp giúp thông đờm từ dưới lên miệng, tốt nhất là mẹ cần vỗ từ dưới vỗ lên.
Vỗ rung đờm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. (Ảnh minh họa)
– Bước 3: Thời gian hợp lý nhất để vỗ rung đờm cho trẻ là 3 phút. Sau khoảng 3 phút, mẹ bế trẻ trên tay trong tư thế an toàn sau đó nhẹ nhàng day nhẹ ngón tay vào cổ trẻ, trẻ sẽ tự ho và bật được đờm ra ngoài. Khi trẻ bật đờm, mẹ chú ý quan sát xem hình thái đờm như thế nào, là đờm trắng hay xanh, loãng hay vàng đặc để báo cho bác sĩ khi thăm khám.
Khi trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng kèm theo nôn trớ, sốt cao, ói nhiều, đường tiểu có vấn đề, dịch đờm có nhiều máu, mất nước nghiêm trọng thì cần phải nhanh chóng được đi thăm khám càng nhanh càng tốt.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét