Khi con ngã, trong 10 giây đầu tiên đừng bế trẻ lên. Sau 10 giây đó hãy nâng con dậy, kiểm tra xem con có bị chấn thương nghiêm trọng ở đâu không.
Trẻ nhỏ không biết thế nào là nguy hiểm, bởi thế, mỗi ngày đều có vô số những điều có thể trở thành mối nguy hiểm đối với trẻ. Các bé lại hiếu động, thích khám phá nhưng chưa biết tự bảo vệ bản thân nên rất dễ gặp tai nạn. Một trong số những tai nạn dễ gặp nhất chính là việc trẻ bị ngã từ trên cao xuống.
Câu chuyện của 1 bà mẹ dưới đây sẽ là kinh nghiệm cho rất nhiều bậc phụ huynh trong việc chăm sóc con nhỏ.
Đứa bé 12 tháng tuổi đã bị ngã từ trên giường xuống. Mẹ của bé nghe thấy tiếng con khóc liền vội vã chạy tới. Ngay sau khi nhìn thấy còn nằm trên nền nhà, mẹ bé đã ôm chầm lấy con rồi xoa xoa khắp người cho con. Cô thấy đầu con sưng và đỏ ửng lên. Sau đó, người mẹ đã bôi thuốc mỡ làm dịu cho con. Nhìn con khóc, trái tim người mẹ nhói đau.
Trẻ nhỏ lại hiếu động, thích khám phá nhưng chưa biết tự bảo vệ bản thân nên rất dễ gặp tai nạn. Một trong số những tai nạn dễ gặp nhất chính là việc trẻ bị ngã từ trên cao xuống.
Nhưng rồi vào buổi tối hôm đó, đứa bé đã không chịu ăn. Cố ép lắm bé mới ăn một chút nhưng sau đó đều nôn ra hết. Điều này khiến người mẹ rất sợ hãi và nhanh chóng đưa con đến bệnh viện. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán bé bị xuất huyết trong sọ. Bé ngay lập tức được sắp xếp để thực hiện một ca phẫu thuật. 3 ngày sau, bé may mắn thoát khỏi nguy hiểm và được chuyển đến phòng nằm hậu phẫu.
Người mẹ đã tự trách mình khi nhìn thấy những đớn đau mà con phải trải qua. Bác sĩ đã chia sẻ với người mẹ về kiến thức cơ bản trong tình huống con bị ngã như vậy. Đây cũng là bài học cho nhiều phụ huynh khác.
Câu hỏi đặt ra là: Khi thấy con ngã, bố mẹ có nên đỡ con dậy luôn không? Câu trả lời là 10 giây đầu tiên sau khi con ngã là khoảng thời gian vàng để giúp con tránh được những chấn thương. Trong 10 giây đó, bố mẹ không nên can thiệp vào mà để bé nằm tại chỗ như thế.
Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ khi nhìn thấy con ngã, phản ứng đầu tiên là lao đến và nâng con lên. Ngay sau đó họ ôm lấy con, chà xát, xoa xoa chỗ bị ngã cho con khỏi đau. Bố mẹ sẽ kiểm tra xem cổ, cánh tay, các bộ phận khác trên người con có bị chấn thương không rồi vuốt ve xoa dịu… nhưng đấy chính là cách dễ gây ra những chấn thương thứ cấp cho trẻ. Chà xát, xoa cho con bằng tay càng làm trầm trọng việc lưu thông máu và khiến chảy máu thêm nhiều hơn.
Khi con ngã, trong 10 giây đầu tiên đừng bế trẻ lên. Sau 10 giây đó hãy nâng con dậy, kiểm tra xem con có bị chấn thương nghiêm trọng ở đâu không? (Ảnh minh họa)
Bác sĩ đưa ra lời khuyên:
– Khi con ngã, trong 10 giây đầu tiên đừng bế trẻ lên. Sau 10 giây đó hãy nâng con dậy, kiểm tra xem con có bị chấn thương nghiêm trọng ở đâu không?
– Quan sát trạng thái tinh thần và phản ứng của trẻ. Nếu trẻ chỉ khóc và không có triệu chứng khác lạ nào khác, điều đó có nghĩa là tình hình không quá nghiêm trọng.
– Nếu bé ngã đập đầu xuống đất, bạn cần chườm khăn lạnh để tránh chảy máu, đợi 24h rồi chườm nóng để giúp giảm sưng.
– Trong vòng 48 tiếng sau khi trẻ bị ngã, phải chú ý quan sát biểu hiện của con. Nếu con có những triệu chứng bất thường cần phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để các bác sĩ kịp thời thăm khám, chẩn đoán và cứu chữa.
Nếu như con bị sốt sau khi ngã, cần phải tránh những việc làm sau:
– Không đắp chăn cho con: Đừng thấy con bị sốt mà đắp chăn, trẻ sẽ bị đổ mồ hôi và tình trạng sẽ càng nặng hơn.
– Lau cơ thể cho con bằng rượu: Đây không phải là cách hạ sốt hiệu quả, thậm chí có thể làm tổn thương da cho trẻ
Một số trẻ bị sốt sau khi ngã có thể là do một số bộ phận trong cơ thể bị thương nhưng chưa phát hiện ra. Nếu trẻ bị sốt, tốt nhất bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện để các bác sĩ kịp thời khám và tìm ra những vết thương khác mà có thể mắt thường không nhìn thấy được.
Trên đây là những cách ứng xử trong tình huống trẻ gặp tai nạn ngã. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn cả là tự phòng tránh để trẻ không rơi vào những trường hợp như vậy. Muốn thế, bố mẹ cũng cần phải có hướng dẫn đúng đắn cho con, dù cho trẻ còn nhỏ đi chăng nữa.
Một số trẻ bị sốt sau khi ngã có thể là do một số bộ phận trong cơ thể bị thương nhưng chưa phát hiện ra. Nếu trẻ bị sốt, tốt nhất bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện (Ảnh minh họa)
Sự vấp ngã, té ngã của trẻ em là rất phổ biến trong cuộc sống. Ngay cả khi cha mẹ đã thực hiện các biện pháp bảo vệ, cũng khó có thể tránh được. Do đó, điều quan trọng nhất là dạy trẻ về điều gì an toàn, điều gì không an toàn.
Khi trẻ còn nhỏ, dĩ nhiên trẻ sẽ không thể biết được cái gì nên chơi, cái gì không, nơi nào nên đến, nơi nào cần tránh. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, đối với những đồ vật nguy hiểm, những chỗ không an toàn, bố mẹ phải cảnh báo liên tục. Bố mẹ có thể nói bằng lời: “Con không được nghịch thứ này/Con không được chạm vào đây”, kết hợp với động tác tránh né… để con cảm nhận được sự không an toàn. Việc làm này lặp đi lặp lại sẽ giúp trẻ ý thức và sẽ tránh xa những thứ mà bố mẹ cảnh báo.
Khi trẻ lớn hơn một chút, bố mẹ sẽ rèn khả năng tự chăm sóc bản thân và tự tránh những thứ có khả năng gây nguy hiểm. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên bảo vệ thêm cho con bằng những dụng cụ như hàng rào cạnh giường, để những đồ nguy hiểm, sắc nhọn xa tầm tay của trẻ.
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét