GiadinhNet – Đôi khi những yếu tố tưởng chứng hết sức bình thường, gần gũi xung quanh cuộc sống lại là kẻ phá bĩnh trong “chuyện ấy”. Để giữ sự gòa điệu “gối chăn” người trong cuộc cần thấy rõ các tác nhân không ngờ đó.
Những diễn viên trên màn ảnh
Những diễn viên trong phim thường khiến người trong cuộc “yêu” dễ rơi vào tâm trạng mất hứng khó kiểm soát. Đấy chính là “kẻ” là cho vợ hoặc chồng nảy sinh tâm lý so sánh sao mình không lãng mạn, nóng bỏng như các diễn viên. Có những cặp vợ chồng cũng xem phim “tình cảm” tưởng sẽ dìu nhau “lên mây xanh” để thưởng thức sự ngọt ngào, ai ngờ cả hai đều thất vọng vì thực hiện “chẳng giống phim”. Thậm chí, có đôi chán nhau, không còn ham muốn chỉ vì vợ/ chồng mình không gợi cảm, quyến rũ … bằng những diễn viên mình vừa xem.
Cuộc “buôn dưa lê”
Những câu chuyện “buôn dưa lê” về chủ đề phòng the trong cơ quan, công ty cũng có thể phá rối chuyện “yêu”. Khi rảnh rỗi, bạn bè, đồng nghiệp thường tập trung “tám” về chuyện “chăn gối”. Hầu như mọi người đều tham gia bàn luận về chuyện giởi hay dở trong “chuyện ấy”. Khi nghhe đồng nghiệp thường xuyên không chồng hay vợ của họ trong lĩnh vực phòng the, nhiều người nảy sinh tâm lý đối chiếu, đứng núi này trông núi nọ. Hệ quả là bỗng dưng thấy… chán “đối tác” của mình. Trong khi, sự thật, chỉ bản thân mới bieeys ông xã (bà xã) của mình giỏi hay dở mà thôi!
Quan điểm và thái độ của đáng sinh thành
Đây chính là “kẻ phá bĩnh” thứ ba – dù vô hình những để lại dấu ấn khá sâu trong mỗi người. Chính gia đình là cái nôi hình thành ở bạn những suy nghĩ đầu tiên về quan hệ vợ chồng, từ đó hình thành phong cách “yêu” của mỗi người. Khi cha mẹ cấm kỳ đề cập đến tình dục, hiểu biết và thái độ của bạn dễ trở nên dè dặt, thận trọng, bỏ cuộc.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sở thích, cá tính của mỗi người trong đời sống vợ chồng. Chẳng hạn, nếu bạn từng hào hứng muốn chia sẻ với bậc sinh thành một số kinh nghiệm trong “chuyện ấy” nhưng cha hoặc mẹ bạn không mặn mà, thậm chí nghiêm cấm sau này,bạn sẽ dễ nảy sinh tâm lý đắn đo, suy nghĩ khi “gần giũ” với bạn đời, vô hình trung giảm ham muốn ở người kia. Dần dần, cả hai sẽ khó thấy thăng hoa tring những lần ân ái tiếp theo.
Bản thân mỗi người
Nguyên nhân chủ yếu khiến “chuyện ấy” của hai vợ chồng không hoàn hảo chính là chủ nhân của nó. “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” trong trường hợp này quả là không sai. Nếu một trong hai người chỉ thực hiện” ngàn năm một kiểu”, không thích sáng tạo trong “chuyện chăn gối” thì dễ tạo cảm giác nhàm chán, chỉ thực hiện vì trách nhiệm. Nhất là, khi mong muốn của hai người bị lệch pha, chồng muốn “yêu” nhưng vợ mệt hoặc ngược lại, vợ đang “hứng” mà chồng chẳng “sung”. Vợ chồng “đồng sàng” mà “dị mộng”. Do đó, khi “lâm trận”, cả hai cùng thất bại. Hoặc có trường hợp, sáng tạo quá bất ngờ khiến đối tác không hòa điệu kịp và… mất hứng.
Có nhiều đức ông bỗng dưng chán “yêu” chỉ vì vọe chọn kiểu áo ngủ thiếu hấp dẫn, bắt mắt. Thậm chí, khi một trong hai người ăn mặt lôi thôi, lêch thếch, khi lên giường, cảm xúc ân ái cũng bốc hơi và cạn dần. Sau những cuộc cãi vã nảy lửa, chuyện chăn gối cũng khó có thể diễn ra đắm đuối, mặn nồng.
Tâm lý ngại khen cũng làm cho cuộc sống phòng the không thể thăng hoa. Trong khi đó, không ít người trong cuộc sợ khen vì lo lắng sau đó “đối tác” của mình sẽ trở nên tự mãn, không chú ý, lơ đễnh chuyện làm mới.
Hình ảnh người xưa cũ
Hình ảnh người xưa cũ, tình cũ lúc ẩn lúc hiện trong ký ức của mỗi người đôi khi cũng là “kẻ phá bĩnh” khiến “cuộc yêu” trở nên không như ý.
Trong cuộc sống, ít đôi vợ chồng đến với nhau bởi mối tình đầu. Do đó, dù đến với người mới, đôi khi không tránh khỏi những lúc mơ về khoảng trời riêng với người xưa, tình cũ. Những kỷ niệm đó càng sâu sắc thì càng dễ ám ảnh và sẽ là trở ngại khi một trong hai nảy sinh tấm lý so sánh. Sự so sánh dù vô tình hay hữu ý cũng có thể phá hỏng phút giây hòa điệu của hai người.
Đôi khi, cách “yêu” của người cũ quá ấn tượng khiến ngừi chồng/vợ rơi vào trạng thái thất vọng về “nửa kia” của mình.
Tốt nhất, cần loại bỏ tâm lý so sánh và không để suy nghĩ về tình cũ phó hỏng “cuộc vui” của bạn.
Lê Phạm Phương Lan
Giảng viên tâm lý
Trường Đại học Nguyễn Huệ, Đồng Nai
Theo: Gia đình
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét