Một trong những băn khoăn lớn nhất của các mẹ khi bị đái tháo đường thai kỳ là bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Dưới đây là những giải đáp cho chị em.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Giống như các loại bệnh tiểu đường khác, đái tháo đường thai kỳ gây ra rối loạn dung nạp glucose, khiến lượng đường trong máu cao, có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của người mẹ và sức khỏe của em bé. Tiểu đường thai kỳ khiến cho khả năng sản xuất isulin của tuyến tụy bị hạn chế nên không thể chuyển hóa đường glucose thành năng lượng và là nguyên nhân dẫn đến lượng đường cao trong máu.
Một trong những băn khoăn lớn nhất của các mẹ khi bị đai tháo đường thai kỳ là bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? (Ảnh minh họa)
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến cả người mẹ và em bé như:
Ảnh hưởng với đối với bé
– Cân nặng khi sinh cao quá mức trung bình
– Nguy cơ sinh non
– Khó thở nghiêm trọng
– Lượng đường trong máu thấp
– Tăng nguy cơ bị béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi lớn lên
– Thai chết lưu
Ảnh hưởng đối với mẹ
– Huyết áp cao và tiền sản giật
– Sinh mổ
– Bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai sau
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, việc duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh là rất quan trọng, có thể giúp kiểm soát bệnh mà không cần dùng thuốc. Nói chung, chế độ ăn uống của bà bầu bị đai tháo đường thai kỳ nên bao gồm protein kết hợp với hỗn hợp carbohydrate và chất béo phù hợp. Quá nhiều carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Khi được chẩn đoán bị đai tháo đường thai kỳ, bà bầu nên nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh nhất, tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và em bé.
Hạn chế carbohydrate
Viện Sức khỏe và Phát triển Con người Quốc gia khuyến cáo phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tiêu thụ ít nhất 3 bữa ăn vừa và nhở và 2-4 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Các cách để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bao gồm:
– Hạn chế ăn quá nhiều carbohydrate cùng một lúc
– Bổ sung nhiều thực phẩm có chứa carbohydrate phúc tạp như chất xơ
– Kết hợp carbohydrate với protein hoặc chất béo có lợi cho sức khỏe
– Không được bỏ bữa
– Ăn bữa sáng giàu protein và chất xơ
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tiêu thụ ít nhất 3 bữa ăn vừa và nhở và 2-4 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là yếu tố quan trọng khác trong chế độ ăn của người bị đai tháo đường thai kỳ. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp bao gồm:
– Rau không tinh bột
– Rau có ít tinh bột như đậu Hà Lan, cà rốt
– Trái cây: táo, cam, bưởi, đào, lê…
– Đậu lăng và các loại đậu
Tất cả những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp này giải phóng lượng đường vào máu từ từ, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Ăn nhiều protein
Ăn protien cùng với carbohydrate hoặc chọn thực phẩm giàu carbohydrate có cung cấp protein giúp cân bằng lượng đường trong máu. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein như:
– Cá, gà
– Trứng
– Đậu hũ
– Quả hạch
– Các loại hạt
– Cây họ đậu
Chọn chất béo không bão hòa
Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Ví dụ về chất béo không bão hòa bao gồm:
– Dầu oliu
– Dầu lạc
– Trái bơ
– Hầu hết các loại hạt
– Cá hồi
– Cá mòi
– Cá ngừ
– Hạt chia
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu protein. (Ảnh minh họa)
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì?
Tránh các thực phẩm có thể làm tăng quá mức lượng đường trong máu là điều cần thiết nếu mẹ bầu đang theo chế độ ăn cho người bị đai tháo đường thai kỳ. Những lưu ý không nên khi ăn uống với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ bao gồm:
Tránh thực phẩm có đường
Lượng đường trong máu sẽ tăng lên khi mẹ bầu ăn thực phẩm có đường, đặc biệt là những thực phẩm đã qua tinh chế hoặc chế biến. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên tránh hoặc hạn chế những thực phẩm có đường càng nhiều càng tốt. Những thực phẩm có đường cần tránh bao gồm:
– Bánh kẹo, bánh quy, bánh ngọt
– Món tráng miệng
– Nước ngọt
– Kem
– Nước ép trái cây có đường
Bà bầu bị đai tháo đường thai kỳ vẫn có thể thưởng thức sữa và trái cây một cách điều độ.
Tránh thực phẩm nhiều tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột có nhiều carbohydrate và có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu, vì vậy điều quan trọng là mẹ bầu phải ăn chúng đúng cách. Tốt nhất nên tránh hoặc hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột bao gồm:
– Khoai tây
– Bánh mì
– Gạo
– Mì
Mặc dù ngũ cốc nguyên hạt như mì ống, gạo nâu giàu dinh dưỡng hơn nhưng chúng vẫn có nhiều carbohydrate, vẫn nên ăn trong chừng mực.
Thực phẩm giàu tinh bột có nhiều carbohydrate và có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu. (Ảnh minh họa)
Tránh các loại đường và carbohydrate ẩn
Một số thực phẩm và đồ uống rõ ràng không phải nguồn cung cấp đường hoặc carbohydrate nhưng chúng vẫn có nguy cơ cao và mẹ bầu bị tiểu đường cần lưu ý khi sử dụng như:
– Thực phẩm chế biến sẵn
– Một số loại gia vị như sốt cà chua
– Đồ ăn nhanh
– Rượu
NGUỒN THAM KHẢO – What is the best diet for gestational diabetes? – Medicalnewstoday – 09/01/2020 – What Can I Eat if I Have Gestational Diabetes? Food List and More – Healthline – 20/06/2018 |
Xem thêm chủ đề Tiểu đường thai kì
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét