Vì sao khi yêu thì vồ vập chuyện ấy, lấy nhau về lại sớm chán ngấy?


Hầu hết các cặp đôi thường “vồ vập“ lúc mới yêu bởi lượng lớn dopamine và serotonin được tiết ra



Một chuyên gia tình dục đã từng nói rằng, nếu một cặp vợ chồng 20 năm khẳng định cuộc sống tình dục của họ vẫn khăng khít thì chỉ có ba nguyên nhân: một là họ nói dối, hai là chẳng ai biết mức độ “tốt” là như thế nào và cuối cùng là họ ở bên nhau chỉ vì tình dục mà không có tình cảm.


Vì sao khi yêu thì vồ vập chuyện ấy, lấy nhau về lại sớm chán ngấy? - Ảnh 1


Khi chung sống với nhau lâu dài, cả hai không còn háo hức “chuyện ấy” nữa (Ảnh minh họa)


 


Xin lỗi nhưng nếu bạn mong muốn giữ chuyện chăn gối “mượt mà” như những ngày đầu yêu nhau thì đó là tự bạn lừa dối chính bản thân bạn bởi điều đó là không thể.


Một mối quan hệ lâu dài có thể khiến chúng ta hiểu ý nhau hơn trong chuyện ấy nhưng cũng làm cả hai thờ ơ hơn. Và đây là 5 nguyên nhân của tình trạng này.



Hứa hẹn


Có một công thức tâm lý đơn giản là chúng ta luôn muốn giành được thứ mình thích nhưng khi có được nó 100% thì thứ đó lại mất đi sự hấp dẫn ban đầu và chúng ta bắt đầu bỏ bê nó.


Chuyện ấy cũng vậy, khi bạn về chung một nhà với người thương, cả hai bên nhau cả ngày và ham muốn có thể được đáp ứng bất cứ lúc nào bạn thích, 24/7.


Bạn không còn cảm giác hồi hộp khi lên kế hoạch gặp nhau và trao cho nhau những cái ôm nhớ nhung, giờ đây tất cả những gì bạn cần làm là quay người lại và ôm chầm lấy “chú gấu bông 37 độ” ngay bên cạnh để thoả mãn bản thân.  Và đó là một nguyên tắc của tự nhiên: một khi cuộc rượt đuổi kết thúc và con mồi bị thu phục, nó không còn giá trị gì nữa.


Thói quen là một thứ gì đó giết chết ham muốn của cả nam và nữ. 


Đây là lý do vì sao những người đã kết hôn thường hay than thở “Tôi muốn có người mới”.


Bởi trước đó, những điều khiến họ mê đắm chuyện tình dục là cảm giác mới lạ, chấp nhận rủi ro xa cách hay có một chút gì đó ranh giới giữa hai người. Những thứ đó khơi dậy cảm giác chinh phục của đàn ông và họ luôn sẵn sàng tìm mọi cách để biến cô gái đó thành của mình.


Không những vậy, khi về chung một nhà, hầu hết các cặp đôi bước vào độ tuổi lão hoá, lười di chuyển, ăn mặc xuề xoà, tóc có nhờn và xuất hiện nếp nhăn.


Trước kia lúc anh ta đón bạn đi chơi, anh khen bạn đẹp vì dĩ nhiên bạn đã trang điểm trước khi ra khỏi cửa. Nhưng giờ đây, cũng người đàn ông đó nhìn bạn “bôi bôi trét trét” mỹ phẩm lên mặt, còn bạn thấy anh ta ngồi cắt móng chân trên giường.


Cạn kiệt hormone “trăng mật”


Một cuộc nghiên cứu kéo dài 30 năm của một trong những nhà thần kinh học hàng đầu thế giới gần đây phát hiện ra lý do tại sao hormon kích thích tình dục và tình yêu dần cạn kiệt sau khoảng 9 tháng đến 1 năm quen nhau.


“Giai đoạn tuần trăng mật” – khoảng thời gian yêu thương say đắm – kết thúc cũng là lúc chúng ta bắt đầu nghiêm túc đánh giá người thương của mình liệu có phải một lựa chọn lâu dài hay không.


Không ai có thể đưa ra một quyết định sáng suốt khi trong vòng tay ấm áp của người yêu – vì vậy hãy “có một cái đầu lạnh” để đánh giá xem họ có là xứng đáng là người cùng bạn xây dựng một gia đình mới không.


Các nhà khoa học tin rằng não bộ được lập trình sẵn để cắt đứt nguồn cung cấp “hormone trăng mật”, vì vậy chúng ta có thể đánh giá một cách nghiêm túc điểm mạnh và điểm yếu của đối phương.


Hầu hết mọi người nghĩ rằng khi loại hormone này cạn kiệt cũng là thời điểm ta hết yêu, nhưng không, điều đó hoàn toàn ngược lại. Mẹ thiên nhiên đang chuẩn bị cho chúng ta sinh em bé và ổn định cuộc sống.


Ham muốn làm bạn kiệt sức


Hầu hết các cặp đôi thường “vồ vập” lúc mới yêu bởi lượng lớn dopamine và serotonin được tiết ra, có nghĩa bạn cảm thấy mình không cần ăn ngủ mà vẫn có năng lượng vô hạn. Và tình trạng đó kéo dài khiến ta kiệt sức.


Chúng ta cần bình tĩnh và có lịch trình cụ thể. Ta cần thời gian với bạn bè, gia đình và tập trung vào công việc. Con người cần ngủ đủ 8 tiếng, có thời gian đến phòng tập thể dục và ăn uống lành mạnh.


Vì sao khi yêu thì vồ vập chuyện ấy, lấy nhau về lại sớm chán ngấy? - Ảnh 2


Não bộ được lập trình sẵn để cắt đứt nguồn cung cấp “hormone trăng mật”


Có nhu cầu tình dục cao là một chuyện tốt nhưng nếu quá thường xuyên sẽ không tốt cho sức khoẻ, sự nghiệp và các mối quan hệ của chúng ta.


Mất cảm giác hẹn hò


Tôi thường bật cười khi mọi người nói: “Tôi ghét hẹn hò vào ban đêm bởi lúc nào cũng phải lên kế hoạch “yêu” nhau ở đâu, lúc mấy giờ. Tôi thích mọi chuyện tự nhiên hơn”.


“Bạn có thích cảm giác lần đầu “yêu” với người ấy không?”, tôi hỏi lại họ.


“Tất nhiên rồi, đó là lần tuyệt vời nhất của chúng tôi”, một câu trả lời hết sức dễ đoán.


Ngoại trừ lần đầu, chúng ta ngày càng ít lên kế hoạch cho chuyện ấy và đó là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt hơn.


Lúc mới quen, chúng ta đều tưởng tượng chuyện ấy sẽ tuyệt vời như nào với một người mình thích. Sau đó sẽ chọn một bộ đồ lót quyến rũ nhất, xịt loại nước hoa gợi cảm nhất, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, giặt sạch chiếc rèm cửa cũ hay thậm chí lên mạng tìm hiểu các “tư thế yêu” nóng bỏng nhất.


Bởi vì, chúng ta đang cố gắng tán tỉnh đối phương, khiến họ yêu mình. Nhưng thời gian trôi đi, sự nỗ lực đó càng giảm xuống.


Ích kỷ: chỉ muốn thoả mãn ham muốn của bản thân


Ham muốn tình dục của mỗi người có xuất phát điểm khác nhau nhưng đều ở “mức cao”. Và đứng trước người mình yêu hoặc crush, ham muốn đó bùng nổ là điều hết sức bình thường. Thế nhưng đó không phải ý nghĩa thực sự của tình dục.


Thẳng thắn mà nói, nhiều người đàn ông nảy sinh ham muốn với những cô gái ngây thơ non nớt mà không hề hay biết bởi lúc đó, theo cách nói hiện đại, họ bị “tinh trùng lên não”.


Họ nguỵ biện với chính bản thân rằng vì yêu nên mới làm chuyện ấy. Nhưng sau khi được thoả mãn, họ không biết phải đối mặt với người kia như nào. Lúc này, hai người tốt nhất nên ngồi lại và nói chuyện thẳng thắn với nhau, dù không tình nguyện.


Nguồn: Phụ nữ sức khỏe




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét