Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết ngứa và cách điều trị an toàn cho mẹ



Nổi mề đay sau sinh là tình trạng da người mẹ bị nổi các nốt sẩn phù, đỏ, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Nổi mề đay sau khi sinh con thường xuất hiện ở tháng thứ 1 đến tháng thứ 3 và biểu hiện phổ biến nhất chính là các nốt mẩn đỏ, mẩn ngứa ở các khu vực vùng bụng và đùi, tay, chân, bẹn và một số vị trí khác. 


Nổi mề đay mẩn ngứa sau khi sinh không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của người mẹ. Mẹ luôn ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe. 


Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh


Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đa số nguyên nhân nổi mề đay sau sinh là do yếu tố môi trường, sinh hoạt và nội tiết tố sau sinh tác động. Những nguyên nhân cơ bản thường gặp đó là:


– Thay đổi nội tiết tố sau sinh: Sau khi sinh dù sinh thường hay sinh mổ thì nội tiết tố của mẹ cũng thay đổi, rối loạn dễ gây nên nổi mề đay, mẩn ngứa. 


– Sức khỏe sau sinh yếu: Sau khi sinh cơ thể người mẹ thường rất yếu lại cộng thêm phải chăm sóc con, mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, kém ăn gây ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là ảnh hưởng chức năng gan khiến mẹ bị nổi mề đay. 


– Chế độ ăn thay đổi: Sau sinh người mẹ nào cũng trong giai đoạn ăn kiêng, ở cữ và đảo lộn chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng gây ảnh hưởng sức khỏe. Mẹ bị mất cân bằng dinh dưỡng nên dễ bị nổi mề đay, mẩn ngứa. 


– Nguyên nhân do côn trùng cắn như muỗi, kiến…



– Tác dụng phụ của một số loại kháng sinh chống viêm, giảm nề, giảm đau khi sinh cũng gây nên nổi mẩn ngứa mề đay. 




noi me day sau sinh bao lau thi het ngua va cach dieu tri an toan cho me - 1







Hình ảnh nổi mề đay sau sinh (Ảnh minh họa)


Triệu chứng, biểu hiện nổi mề đay sau khi sinh con điển hình


Nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi sinh xuất hiện phổ biến nhất từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3 (giai đoạn ở cữ) và các vị trí xuất hiện cũng đa dạng với các triệu chứng phổ biến nhất:


– Da bị sẩn phù: Các nốt sẩn phù nổi gồ ghề ở trên bề mặt da, màu đỏ hoặc nhạt màu hơn vùng da xung quanh, kích thước to nhỏ khác nhau, khá dày. 


– Ngứa ngáy: Ngứa ngáy khó chịu là đặc trưng của nổi mề đay, các cơn ngứa thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Ngứa khiến người bệnh gãi nhiều dễ gây sứt da, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, đau. 


– Phù mạch: Biểu hiện là các nốt đỏ hay sưng phù ở mắt, môi hay bộ phận sinh dục (môi lớn, môi bé). Nếu sản phụ thấy khó thở, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, tụt huyết áp đó là triệu chứng bệnh nặng. Nặng nhất có thể gây sốc phản vệ nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng người mẹ. 


noi me day sau sinh bao lau thi het ngua va cach dieu tri an toan cho me - 3


Triệu chứng ban đỏ, sẩn phù, ngứa ngáy khó chịu (Ảnh minh họa)


Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?


Nổi mề đay sau bao lâu thì hết là thắc mắc của nhiều chị em. Tùy vào từng cơ địa, tình trạng sẩn phù, mức độ nặng nhẹ của mỗi người sẽ có thời gian chữa trị khác nhau. 


Đối với những sản phụ có cấu trúc da và cơ địa tốt có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày nổi mẩn. Các nốt mẩn sẽ bay mất. 


Đối với sản phụ có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ thì có thể chữa khỏi sau vài tuần.


Còn đối với những sản phụ bị nổi mề đay nặng, dày đặc và xuất hiện biến chứng thì thời gian điều trị có thể kéo dài từ 1 – 2 tháng thậm chí lâu hơn từ 4 – 6 tháng. 


Các cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh con 


Đối với điều trị nổi mề đay sau khi sinh con có thể dựa vào Đông y hoặc Tây y. Cụ thể:


1. Dùng thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau khi sinh


Thuốc tây y có tác dụng nhanh. Tuy nhiên, khi mẹ sau sinh bị nổi mề đay cần được dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Các bác sĩ có thể kê các loại vitamin E dạng hồ nước, thuốc bôi ngoài da, thực phẩm chức năng… trong những trường hợp nhẹ. 


Còn đối với những trường hợp nặng có thể phải sử dụng đến thuốc kháng sinh. Mẹ vừa sinh, đang cho con bú nên việc sử dụng thuốc kháng sinh được chỉ định nghiêm ngặt bởi bác sĩ, mẹ không được tự ý mua về uống. 


2. Cách chữa nổi mề đay sau sinh bằng bài thuốc dân gian


Có rất nhiều bài thuốc dân gian có tác dụng tích cực trong điều trị chứng nổi mề đay, mẩn ngứa sau khi sinh, an toàn cho mẹ và bé. Những bài thuốc mẹ có thể áp dụng:


Uống trà thảo mộc


Trà atiso, chè vằng, chè hoa cúc… đều là những loại trà thảo mộc có tác dụng bảo vệ chức năng gan, thanh lọc cơ thể, giải độc giúp giảm các chứng ngứa ngáy khó chịu do nổi mề đay gây nên. 


noi me day sau sinh bao lau thi het ngua va cach dieu tri an toan cho me - 4


Uống trà thảo mộc có tác dụng trong chữa nổi mề đay (Ảnh minh họa)


Cây kinh giới


Cây Kinh giới là một loại thảo dược có thành phần là tinh dầu nóng và nhiều hoạt chất có tính hàn. Các thành phần này đều có tác dụng giảm mẩn ngứa, giảm sần da…


Cây kinh giới có thể sao nóng cùng vài hạt muối hạt rồi cho vào túi vải chườm nóng lên vùng da đang bị nổi sẩn ngứa có tác dụng giảm ngứa tức thì. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng kinh giới để xông hơi trong 15 phút cũng sẽ cảm thấy dễ chịu ngay. 


noi me day sau sinh bao lau thi het ngua va cach dieu tri an toan cho me - 5


Cây kinh giới chữa nổi mề đay, giảm ngứa tốt (Ảnh minh họa)


Tắm lá khế


Lá khế không những có tác dụng với trẻ em bị sẩn đỏ, mẩn ngứa mà với bà mẹ sau sinh cũng có tác dụng. Mẹ chỉ cần dùng lá khế tươi, rửa sạch, đun và cho thêm vài hạt muối hột vào rồi tắm. Thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ giúp giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ. 


Mướp đắng


Sử dụng mướp đắng tươi, thái thành từng khúc nhỏ rồi đun trong vòng 10 phút, cho thêm chút muối hạt rồi pha thành nước tắm. Phần bã có thể đắp trực tiếp lên vùng da bị mẩn đỏ, phù. Thực hiện ngày 2 lần sẽ thấy giảm hẳn ngứa, các vết xước do gãi gây nên cũng nhanh lành hơn. 


noi me day sau sinh bao lau thi het ngua va cach dieu tri an toan cho me - 6


Mướp đắng cũng có tác dụng tốt trong chữa nổi mề đay, mẩn ngứa sau sinh (Ảnh minh họa)


Khi bị nổi mề đay dù là tình trạng nặng hay nhẹ mẹ cũng nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra những cách chữa trị phù hợp nhất. 



Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/noi-me-day-sau-sinh-bao-lau-thi-het-ngua-va-cach-dieu…






11 dấu hiệu sa tử cung sau sinh chuẩn, dễ phát hiện bệnh


11 dấu hiệu sa tử cung sau sinh chuẩn, dễ phát hiện bệnh

Sa tử cung là tình trạng dễ gặp ở phụ nữ sau sinh. Với các dấu hiệu sa tử cung sau sinh chị em có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe của mình và có…

Bấm xem >>




Xem thêm chủ đề Sau sinh


Xem thêm các chủ đề HOT khác

  • Sinh non




  • Sinh con năm 2020




  • Ths.BS Trịnh Thị Thúy





Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)


Nguồn: Eva




Nguồn: Chuyện Vợ Chồng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét