Mặc dù luôn được khuyên không nên sinh nở nhưng vì ước mơ làm cha mẹ quá lớn khiến những cặp đôi có cơ thể không bình thường vẫn muốn tự mang bầu, sinh con. Cuối cùng kết quả lại không được như họ mong muốn.
Với bất cứ cặp đôi nào trước khi muốn mang bầu, sinh nở, các bác sĩ luôn khuyên nên đi khám tiền hôn nhân trước để đảm bảo việc sinh ra những đứa con hoàn hảo và đặc biệt với các cặp đôi khuyết tật hoặc một trong hai vợ chồng có vẫn đề bất thường thì càng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Thậm chỉ có những người mắc dị tật hiếm gặp hoặc bị khuyết tật bẩm sinh thì thường sẽ được khuyên không nên mang bầu, sinh nở vì việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà có thể em bé cũng sẽ mang những dị tật giống cha mẹ.
Vậy nhưng thực tế có nhiều cặp đôi khuyết tật hoặc mang những khiếm khuyết trên cơ thể dù đã được bác sĩ khuyên không nên sinh con nhưng vẫn bướng bỉnh làm theo ý mình, đến lúc em bé ra đời lại mang những khuyết tật đó không chỉ khiến chính đứa trẻ phải chịu thiệt thòi mà gia đình cũng khổ sở vì phải lo tiền thuốc thang chữa bệnh cho hai mẹ con. Những trường hợp dưới đây là ví dụ cụ thể.
Thiếu nữ cao 90cm vẫn bướng bỉnh đòi mang bầu, con đẻ ra bác sĩ thở dài
Phương Phương là một cô gái có chiều cao chỉ 90cm, cô bị “lùn” – một căn bệnh làm biến dạng xương và chiều cao. Tuy giới hạn về ngoại hình như trẻ con, nhưng não bộ của Phương Phương vẫn bình thường.
Phương Phương là một cô gái có chiều cao chỉ 90cm.
Mặc dù Phương Phương mắc phải căn bệnh này nhưng vợ chồng vẫn sống hạnh phúc sau khi kết hôn. Chồng cô có chiều cao bình thường. Anh yêu Phương Phương và luôn không đồng ý với việc sinh nở vì lo sợ tai nạn. Tuy nhiên, cô gái vẫn bướng bỉnh đòi mang thai. Cuối cùng, người chồng đành thuận theo ý vợ và quyết định chăm sóc cô ấy thật tốt và chờ đứa trẻ chào đời.
Tại thời điểm kiểm tra sinh nở, bác sĩ nói với cặp vợ chồng rằng đứa trẻ sẽ phát triển rất lớn và cơ thể Phương Phương không thể chịu đựng được. Khi thai nhi lớn lên, nó sẽ đè nén các cơ quan khác. Cả Phương Phương và đứa trẻ đều gặp bất lợi. Ngay cả khi được sinh ra, đứa trẻ có thể cũng không khỏe mạnh.
Sau khi nghe những lời của bác sĩ, Phương Phương vẫn khăng khăng ý kiến của riêng mình. Bác sĩ cương quyết không đồng ý và không nhận theo dòi nên Phương Phương cùng chồng về quê tự dưỡng thai.
Mặc dù quá trình mang thai rất đau đớn nhưng bà mẹ 90cm vẫn cảm thấy rất hạnh phúc.
Mặc dù quá trình mang thai rất đau đớn nhưng bà mẹ 90cm vẫn cảm thấy rất hạnh phúc, và đứa trẻ vẫn bình thường suốt thai kỳ. Đây là điều hạnh phúc nhất cho cả gia đình. Cuối cùng, vào ngày chuyển dạ, cả nhà vô cùng lo lắng. Khi cánh cửa phòng mổ được mở ra, hai mẹ con an toàn và cả gia đình đều khóc nức nở. Tuy nhiên một loạt các cuộc kiểm tra sau đó lại cho kết quả đau lòng.
Bệnh nhi đã mắc bệnh dễ bị tổn thương xương, dễ bị gãy xương và mắc bệnh này trong suốt cuộc đời. Đây là một điều khiến cả gia đình vô cùng đau đớn. Dù có đau khổ nhưng bà mẹ 90cm cho biết sẽ làm việc chăm chỉ hơn để chăm sóc tốt đứa con của mình.
Hai vợ chồng cùng khuyết tật ôm mặt khóc nức nở khi nhìn con chào đời
Cặp vợ chồng anh Trình và chị Dư (sống tại Trung Quốc) cũng là cặp đôi khuyết tật bất chấp mọi lời khuyến cáo để mang thai và nhận về cái kết không như mong muốn.
Đến ngày sinh con, hai vợ chồng vừa nhìn mặt bé đã chết lặng.
Anh Trình bị sứt môi và vòm miệng. Trong khi đó, bà xã anh cũng mang khiếm khuyết về não. Ngay từ khi kết hôn, nhiều người đã khuyên vợ chồng anh đừng nên có con. Vậy nhưng 2 năm sau ngày cưới, chị Dư bất ngờ mang thai “ngoài kế hoạch”.
Với quan niệm con cái đến là “duyên trời đã định”, vợ chồng anh chị quyết định giữ lại cái thai. Kết quả siêu âm sau đó cho thấy em bé chỉ bị dị tật hở hàm ếch và sứt vòm miệng nên hai người càng mong muốn giữ con với suy nghĩ sau này sẽ tích góp để phẫu thuật cho bé.
Vậy nhưng không ngờ, đến ngày sinh con, hai vợ chồng vừa nhìn mặt bé đã chết lặng. Không chỉ sứt môi và vòm miệng, đứa trẻ thiếu may mắn đã thừa hưởng mọi dị tật của cả bố và mẹ. Khuôn mặt bé biến dạng, mắt lồi ra, ngón chân bị dính liền. Và nghiêm trọng hơn cả là dị tật hẹp sọ. Đây là dị tật cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phẫu thuật sớm, đứa bé sẽ bị mù. Nhưng chi phí lên đến hàng trăm nghìn nhân dân tệ là con số quá lớn với gia đình anh Trình, chị Dư.
Nhìn đứa con không lành lặn nằm trên giường, chị Dư ôm mặt khóc nức nở: “Bây giờ hối tiếc thì đã quá muộn, tôi đã sinh ra đứa con này và bắt nó phải hứng chịu mọi nỗi khổ mà cả hai bố mẹ nó từng trải qua”.
Câu chuyện đau lòng của cặp vợ chồng kém may mắn trên cũng như một lời cảnh báo cho những cặp đôi đang muốn có con, đặc biệt là khi một trong hai người có khiếm khuyết.
Mẹ tật nguyền chân lệch 10cm vẫn quyết mang thai, con ra đời lại hối hận
Sinh năm 1987, khi chào đời chị Trần Lệ Na (sống tại Bình Âm, Tế Nam, Trung Quốc) có bề ngoài khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Vậy nhưng 5 tháng sau, gia đình bắt đầu hoang mang vì chị Na thường xuyên bị gãy xương từ những tác động nhỏ. Bác sĩ cho biết chị bị mắc căn bệnh mang tên “xương thủy tinh”.
Đến khi trưởng thành, chị Na chỉ cao 1m3. Khi đứng thẳng, hai chân chị lệch nhau đến cả 10cm.
Căn bệnh hiếm gặp đã khiến chị Na trải qua một tuổi thơ khó khăn, không có bạn bè, không được đi học như những đứa trẻ cùng tuổi. Thỉnh thoảng, chị lại phải chịu đựng một lần gãy xương đau đớn. Đến khi trưởng thành, chị Na chỉ cao 1m3. Khi đứng thẳng, hai chân chị lệch nhau đến cả 10cm.
Năm 2012, chị Na gặp và kết hôn với người chồng hiện tại. Mặc dù không có điều kiện kinh tế nhưng anh là người yêu thương vợ, chăm chỉ làm lụng và biết lo cho gia đình.
Sau khi kết hôn, ước nguyện lớn nhất của chị Na là có một đứa con. “Tôi không có sức khỏe tốt nhưng đó là bản chất của mọi phụ nữ. Chỉ khi có một đứa con, tôi mới cảm thấy cuộc đời mình hoàn thiện”, chị Na tâm sự.
Quyết định giữ lại cái thai nghĩa là chị Na đã chấp nhận đối mặt với hàng loạt khó khăn, thử thách.
Năm 2014, chị bất ngờ phát hiện mình đang mang thai tự nhiên. Vừa háo hức, vui mừng nhưng chị và gia đình càng thêm lo lắng, bối rối vì với tình trạng của chị Na, mang thai chắc hẳn là một thử thách lớn. Bên cạnh đó, chị cũng sợ đứa trẻ sẽ phải gánh chịu căn bệnh giống mình. Quyết định giữ lại cái thai nghĩa là chị Na đã chấp nhận đối mặt với hàng loạt khó khăn, thử thách vì một người bình thường mang bầu đã mệt mỏi, huống gì một phụ nữ tật nguyền như chị.
Đau đớn hơn, khi thai kỳ gần sang tháng thứ 7, bác sĩ siêu âm cho biết chân của em bé bị cong, nguy cơ di truyền căn bệnh của mẹ là rất cao.
“Cảm nhận từng lần con đá, con đạp trong bụng mà tôi chỉ biết khóc. Bác sĩ nói sức khỏe tôi rất yếu, sau lần sinh này khó có thể mang bầu nữa. Vì vậy, tôi thầm nhủ dù con có thế nào mình cũng sẽ sinh ra và chăm sóc con mãi mãi”, chị Na nói.
Hiện nay, con gái chị Na đang được điều trị bằng cách tiêm tăng mật độ xương 4-5 lần/năm, giúp bé giảm số lần gãy xương và có thể tự đi lại.
Ngày 16/4/2015, con gái chị Na chào đời. Khi y tá vừa đặt con vào vòng tay mình, bà mẹ trẻ bỗng dưng bật khóc. “Tôi thật có lỗi khi bắt con phải sống và đau đớn thế này”, chị Na nức nở. Mặc dù cả gia đình rất buồn và đau đớn khi nhìn đứa trẻ ra đời nhưng mọi người đã cùng chung tay để chăm sóc bé giúp bà mẹ khuyết tật.
Hiện nay, con gái chị Na đang được điều trị bằng cách tiêm tăng mật độ xương 4-5 lần/năm, giúp bé giảm số lần gãy xương và có thể tự đi lại.
Xem thêm chủ đề Sinh con
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét