Con sốt cao là mối lo lớn của bố mẹ trong mùa lạnh. Trẻ có thể sốt do nhiều lý do: Cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, sưng amidan, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết… Nếu trẻ không may bị sốt, cần nắm rõ cách chăm sóc và hạ sốt cho trẻ trong thời tiết này.
Đầu tiên, cha mẹ nên nằm lòng nguyên tắc “4 ấm – 1 lạnh”. Cần giữ ấm bàn tay, bàn chân, lưng và bụng; song không nên che kín đầu, nhất là khi trẻ sốt hay ngủ.
Trẻ sốt không nên ủ ấm, không mặc quần áo quá dày, không đắp nhiều chăn. Mặc nhiều sẽ khiến não trẻ không xác nhận được nhiệt độ thực, chức năng điều chỉnh thân nhiệt của não xáo trộn, trẻ dễ tái sốt trở lại. Ngoài ra, mặc nhiều hơn 4 lớp áo còn khiến trẻ khó hoạt động, ra nhiều mồ hôi, thấm ngược vào cơ thể. Vì vậy, nên cởi bỏ bớt quần áo ấm giúp trẻ hạ sốt, song cũng không nên cởi hết khiến bé cảm lạnh.
Chườm ấm vùng trán, hai bên nách, hai bên bẹn giúp trẻ thải bớt nhiệt. Cách này có hiệu quả khi bé sốt dưới 38,5 độ C. Song khi trời lạnh, hạn chế chườm ấm quá lâu. Nếu chườm, cần giữ nhiệt độ phòng ấm áp, tránh để trẻ nơi có gió lùa, chườm đến đâu che cơ thể trẻ đến đấy, chườm xong thì mặc lại quần áo ngay.
Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol vẫn là biện pháp đầu tay giúp trẻ giảm thân nhiệt nhanh chóng, hiệu quả. Thuốc cần dùng đúng liều 10-15mg paracetamol/kg cân nặng. Ví dụ trẻ 16-25kg dùng gói Hapacol 250mg, mỗi lần cách nhau 4-6h. Nếu trẻ vừa bớt bệnh mà vẫn phải đi học, phụ huynh nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt gửi y tế của trường hoặc gửi và dặn dò cô giáo để xử trí kịp thời với cơn sốt bất ngờ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi khi sốt sẽ rất háo nước, mẹ nên tích cực cho bé bú để bù đủ nước. Trẻ lớn nên uống nhiều nước và bổ sung thêm chất lỏng từ sữa, thức ăn, nước trái cây, nước ép rau củ, dung dịch điện giải…
Trẻ sốt vẫn có thể tắm gội bằng nước ấm hàng ngày để giúp bé thư giãn, ngủ ngon hơn và sớm bình phục. Hoặc mẹ chỉ cần lau rửa cho bé là đủ. Nếu tắm, nên đóng cửa phòng kín gió, pha nước tắm thấp hơn 3 độ so với thân nhiệt trẻ, tắm nhanh trong vòng 5 phút, sau đó lau khô người và mặc quần áo.
Nếu sử dụng các phương pháp trên nhưng trẻ vẫn sốt cao trên 40 độ C, có dấu hiệu ngủ li bì, tay chân lạnh, nôn, cứng cổ, phồng mỏ ác, xuất huyết, tiêu chảy, co giật… thì cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
|
Nguồn: http://khampha.vn/thong-tin-doanh-nghiep/luu-y-khi-cham-soc-tre-bi-sot-trong-mua-lanh-c…
Nguồn: Eva
Nguồn: Chuyện Vợ Chồng
0 Nhận xét